Sân Chơi Cho Người Mê Chim Chào Mào
TỪ sáng sớm, hàng trăm người mê chim đã đổ về Trung tâm VH-TT tỉnh để được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của Hội thi Tiếng hót chim chào mào tỉnh Quảng Nam mở rộng lần thứ nhất. Những khán giả "không chuyên" ai cũng n ghĩ đây chỉ là một sân chơi để khoe dáng bộ chào mào của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, khi trực tiếp chứng kiến, mới thấy hết niềm hứng khởi của những người có thú chơi này. Cả thảy 270 lồng chim chào mào treo sát vào nhau trên sàn đấu. Các "thí sinh" sẽ đấu loại trực tiếp qua 8 vòng để chọn ra các chú chim đoạt giải. Thông thường, chim thi đấu phải linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu liên tục, dáng đứng vươn mình, rê cầu, búng cánh rung dọa đối thủ và sục s ạo tìm đánh ra giọng "ché" để thị uy, dọa nạt đối thủ. Đó chính là thái độ thi đấu - một trong 3 tiêu chí Ban giám khảo đặt ra đối với các "thí sinh". Tiêu chí thứ hai không kém phần quan trọng là "giọng và đấu giọng". Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra những chú chim ra giọng đều đặn, bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu. Chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng; chim ra giọng quát hoặc giọng ché để dọa nạt đối thủ. Chim ra giọng tối thiểu ph̐ 3;i đủ 3 âm tiết trở lên, không có âm tiết trùng lắp.
Khán giả hứng thú theo dõi các pha trổ tài của 3 chú chim lọt vào vòng chung kết. Ảnh: LÊ QUÂN
Đây là lần đầu tiên, giới mê chim tại Tam Kỳ được tham gia một cuộc thi có khá đông những tay huấn luyện chim thượng hạng, từ Quảng Bình, Huế đến Đắc Lắc, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và xa nhất là Phan Rang (Ninh Thuận). Ông Lê Duy Khang - thành viên Ban tổ chức cho biết: "Hòa chung với không khí chào mừng 38 năm ngày giải phóng quê hương, anh em trong Câu lạc bộ Chim chào mào Quảng Nam quyết định tổ chức một cuộc thi nhằm tạo sân chơi cũng là cơ hội cho những người đam mê th ú chơi chim chào mào gặp gỡ, giao lưu học hỏi kỹ năng chăm sóc chim. Qua hội thi này, chúng tôi gửi đi thông điệp kêu gọi cộng đồng cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp". Ông Khang cũng chia sẻ thêm, chim chào mào tại Quảng Nam có khá nhiều loài hay, cả nước đều biết đến như chào mào Trung Mang (Đông Giang), chào mào Sông Kôn, chào mào Trà Nghệ (Tam Trà). Hiện nay chào mào Trung Mang rất nổi tiếng, nết chơi độc đáo, giọng hót lảnh, múa cánh xòe & #273;uôi lộng lẫy hơn các loài chim khác. Riêng Câu lạc bộ Chim chào mào Tam Kỳ có 50 lồng dự thi và 5 lồng lọt vào tốp 10, trong đó đoạt các giải nhì, ba.
Trong suốt thời gian thi đấu, sân trước của Trung tâm VH-TT tỉnh biến thành một dàn nhạc giao hưởng thiên nhiên với muôn vàn tiếng chim véo von lảnh lót. Được tô điểm hai chấm son đỏ thắm dưới khóe mắt, hai dải cườm đen đậm vắt qua cổ, xõa xuống trước ngực, chóp mào nhọn cao vút trên đỉnh đầu... nên dù có thân mình mảnh mai, chim chào mào vẫn toát lên phong thái uy dũng. Ngoài tướng dáng đẹp, chào mào còn có giọng hót lảnh lót, lúc trầm lúc bổng với rất nhiều âm t iết và giọng điệu, lại thêm nết chơi độc đáo... đó chính là những lý do khiến ngày càng có nhiều người tìm đến với thú chơi chào mào. Tại "trường đấu", mỗi lồng chim được gắn một số theo thứ tự bốc thăm ngẫu nhiên. Mỗi vòng thi sẽ loại từ 10 - 20 lồng. Ngoài chủ nhân của những chú chào mào "chiến" có mặt tại hội thi, rất đông người dân Tam Kỳ mê thú chơi này cũng đến góp vui bằng những tràng pháo tay đầy phấn khích. Người xem vừa căng mắt theo d õi từng dáng thế, thái độ thi đấu của chim vừa đưa ra bình phẩm, nhận xét. Anh Nguyễn Minh Đức, thành viên Câu lạc bộ chim chào mào Vĩnh Điện (Điện Bàn), chia sẻ: "Mình mang 2 chú chim "chiến" nhất đi dự thi, một chú bị loại ở vòng 2 và một vào đến vòng thứ 7. Trước nay, mình cũng mang chào mào đi giao lưu khắp nơi, từ Huế, Đà Nẵng đến Nha Trang, Kon Tum..., đây là lần đầu tiên vào Tam Kỳ để dự thi. Rất đông vui nhưng thời tiết nắng nóng khiến chào mào không thể phô di 7877;n hết tài năng". Đây cũng chính là tâm sự của khá nhiều chủ nhân của những chiếc lồng bị loại, vì cho rằng thời tiết quá khó chịu nên "con" của họ không thể hiện hết tài nghệ. Đối với các thành viên đến từ những tỉnh bạn, ngoài cơ hội để những chú chim chào mào cọ xát, còn là dịp để những chủ nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về cách chăm sóc chào mào. Ông Nguyễn Đức Linh (trường chim Trương Định, Quảng Ngãi), cho biết: "Đây là lần đầu tiên t 244;i tiếp xúc với những người mê chim chào mào của Tam Kỳ. Các bạn rất chu đáo, tận tình và những chú chim "chiến" của các bạn cũng rất có nghề".
Kết thúc cuộc thi, những chú chim chào mào của Quảng Nam giành thứ hạng khá cao. Anh Trịnh Ngọc Dưỡng, một nông dân tại xã Tam Dân (Phú Ninh), rất phấn khởi trước giải nhất do chú chim chào mào anh nuôi 2 năm nay mang lại. Anh chia sẻ: "Rất vui và bất ngờ. Không chỉ bỏ công nuôi dưỡng, chăm sóc, mình còn đi tìm tòi, sưu tầm công thức pha chế thức ăn để chào mào có chế độ ăn giúp ra giọng hay hơn".