Cách Nuôi Chim Bồ Câu Để Đạt Được Năng Suất Kinh Tế Cao Nhất
Mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt hiện đang được rất nhiều hộ gia đình tại Việt Nam lựa chọn, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà quá cách nuôi chim bồ câu cũng không quá khó nên đây có thể xem là nguồn thu nhập khá phù hợp cho nhiều gia đình. Tuy không quá khó nhưng không phải ai cũng có thể nắm bắt được kỹ thuật nuôi chim bồ câu nhốt sao cho đạt năng suất cao. Qua bài viết này chúng tôi x in chia sẻ một số kinh nghiệm về cách nuôi chim bồ câu nhốt và những điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc chim bồ câu.
Làm chuồng nuôi chim bồ câu nên sử dụng tre chẻ ra thành nan rồi ghép lại với nhau, chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời chiếu vào, luôn khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, sạch sẽ, không ồn ào, tránh gió lùa vào mùa đông, ngoài ra khu vực làm chuồng trại phải yên tĩnh, hạn chế sự xâm nhập của chó, mèo hay chuột.
Về phần ổ để đẻ trứng các bạn có thể dùng bằng rổ nhựa loại nhỏ có đường kính khoảng 20cm, ngoài ra các bạn cũng có thể dùng rơm để làm tổ hay những vật dụng khác như lốp xe. Tổ để đẻ và ấp trứng cần đuộc cố định chắc chắn để trứng không bị rơi ra ngoài.
Máng ăn và uống cho chim nên dùng những loại làm bằng gỗ hoặc nhựa dẻo, không nên dùng vật dụng bằng kim loại và nhớ vệ sinh thường xuyên.
Trong mô hình thiết kế chuồng nuôi dạng quần thể thì các bạn nên xây một bể cát nhỏ, bên cạnh đó bạn cũng nên làm một vể tắm bên trong cho chúng.
Mô hình chuồng nuôi công nghiệp thường được áp dúng ở những vùng phía nam nhiều hơn, vá để nuôi bồ câu theo mô hình này chúng ta sẽ phải đầu tư nhiều kinh phí hơn so với cách nuôi dạng quần thể. Nhưng so về hiệu quả và về mặt kinh tế thì mô hình chuồng trại dạng công nghiệp được đánh giá cao nhất.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu dạng công nghiệp cũng không quá khó khăn, bạn cũng có thể tự mình đóng chuồng ( Sử dụng gỗ, tre, sắt,..), ngoài ra các bạn cũng có thể mua nguyên bộ về lắp ghép nếu muốn đơn giản nhưng chi phí khá cao. Mô hình chuồng nuôi theo dạng công nghiệp được thiết kế rất khoa học nên việc vệ sinh và chăm sóc sẽ dễ dang hơn rất nhiều.
Trong một ổ chim cần phải có một trống và một mái. Muốn chọn được giống tốt các bạn phải chọn chim có lông bụng dày, mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi và khỏe mạnh,.. Nếu có điều kiện kinh tế thì các nên chọn mua chim đã được ghép đôi hoặc từ 2 tháng tuổi trở lên.
Giống bồ câu: Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.
Dòng bồ câu Pháp: Titan & Mimas.
Chim bồ câu Pháp Titan ( Dòng siêu nặng): Có bộ lông rất phong phú và đa dạng. Màu sắc lông thường gặp của giống chim này là: trắng, đốm, xám, nâu.
Tuy theo từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Thức ăn có thể dụng khi nuôi chim bồ câu: ngô, đậu xanh, thóc,.. Ngoài ra nếu nuôi thả thì chim có thể tự kiếm thức ăn trong tự nhiên.
Với bồ câu nuôi nhốt chúng cần rất nhiều chất khoáng, đặc biệt là muối do đó cần phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn để chúng ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được làm theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%, bên cạnh đó chim bồ câu cũng cần bổ sung thêm nước. Trong phần lớn các loại chim thì chim bồ câu được xem là loại tiêu thụ nhiều nước nhất, một c 59;̣p chim bồi câu thông thường tiêu thụ khoảng 200ml một ngày.
Chim non chưa có sức đề kháng tốt giống như chim trưởng thành vì vậy khâu chăm sóc thời gian này rất quan trọng để hạn chế hao hụt do bệnh tật, sau đây là cách nuôi chim bồ câu non:
Với chim non từ 1-10 ngày tuổi thức ăn chủ yếu là do chim bố mẹ bón, vò thế chúng ta cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chim bố mẹ như cám gà, việc này sẽ giúp cho chim nọn dễ tiêu hóa và mau lớn hơn. Ngoài ra trong thời gian này chúng ta cần nhỏ thêm thuốc phòng bệnh Newcastle loại Lasota hệ 1, nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng của chim non.
Chim bồ câu có sức đề kháng với những bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên việc nuôi nhốt theo bầy đàn trong không gian chật hẹp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ khá lớn. Muốn cho chim khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt thì trước hết môi trường sống của chúng phải sạch sẽ và thức ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Việc vệ sinh chuồng trài cần phải thực hiện thường xuyên, định kỳ 1 tháng 2 lần, sữa chữa và làm mới những chổ bị hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ và nhớ phun thuốc sát trùng.
Vệ sinh máng ăn, máng uống: Chúng ta nên vệ sinh máng ăn máng uống hàng ngày để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Hẹn chế cho chim lạ vào chuồng, tránh để phân chim vương vãi khắp nơi, phòng tránh chuột, mèo,.. tấn công chim.
Nếu chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận thì trung bình 4-5 tháng con mái sẽ bắt đầu vào mùa sinh sản đầu tiên, mỗi lứa một con mái để khoảng 2 trứng và sau khi ấp từ 16-18 ngày trứng sẽ nở. Lúc này chim non sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng, 20 ngày tuổi là chúng đã có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái sau khi nghĩ dưỡng từ 7-10 sẽ bất đầu đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 môP 3;t cặp bồ câu trong vòng 1 năm sẽ cho ra đời từ 12-14 cặp con cháu.
Chim bồ câu thường để trong khoảng thời gian 3-5 giờ chiều, do vậy cần hạn chế vào chuồng chim vào giờ này và nhớ xua đuổi chuột, mèo, rắn,.. bởi vì những tác nhân này sẽ làm cho chim hoảng loạn, không hoặc nhưng đẻ trứng.
*****
- cách nuôi chim bồ câu
- cách nuôi chim bồ câu non
- cách nuôi chim bồ câu sinh sản
- cách nuôi chim bồ câu nhốt
- cách làm chuồng nuôi bồ câu