Tổng Hợp Những Thông Tin Về Đặc Điểm, Cách Nuôi Chim Bồ Câu
Những đặc điểm cơ bản của chim bồ câu
Bồ câu là loài chim được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới đặc biệt là những vùng có khí hậu ôn hòa, khu vực sinh thái phát triển. Và ở Việt Nam cũng vậy, giống chim này sinh sống trải dài từ Bắc vào Nam. Đây là một trong những loài chim được nhiều người nuôi chim cảnh cũng như lựa chọn nuôi cho việc kinh doanh.
Có thể nhiều người sẽ không biết, chim bồ câu là loài động vật hằng nhiệt. Chim bồ câu có thân hình thoi, cổ dài khá đặc biệt. Do vậy mà đầu của nó có thể xoay chuyển vô cùng linh hoạt. Hơn nữa, chim bồ câu không có răng mà chỉ có sừng bao bọc quanh hàm cùng với mỏ cứng và sắc.
Chim bồ câu có màu lông không hề đồng nhất và phổ biến hơn cả là những màu như đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Ngoài ra, chúng còn nhiều cá thể biến dị màu lông như màu xanh nhạt, khoang, nâu nhạt, xanh thẩm,...
Khối lượng trung bình của chim bồ câu rơi vào khoảng 300 - 400gr/con. Còn khối lượng trung bình của chúng sẽ đạt khoảng 350 - 450gr/con. Đối với giống đực, loài chim này sẽ có khối lượng lớn hơn giống cái với thịt và cơ dày hơn
Cách nuôi chim bồ câu đúng kỹ thuật
Chuồng nuôi chim bồ câu
Để giúp chim bồ câu phát triển tốt nhất trong môi trường nuôi dưỡng của con người. Thì người nuôi cần phải làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật và phù hợp với tập tính của chim. Do vậy mọi người cần phải lưu ý đến việc làm chuồng như:
Vị trí đặt chuồng
Để chim bồ câu có sự phát triển tốt nhất thì bạn nên đặt chuồng nuôi nơi khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh và đặc biệt phải có ánh sáng mặt trời, đảm bảo vệ sinh. Người nuôi nên đặt lông chim cách mặt đất khoảng 1,5 - 1,6m để phù hợp với thói quen bay lượn của chim. Với độ cao như vậy, chim vừa tránh được độ ẩm thấp dưới mặt đất cũng như côn trùng gây hại dẫn đến dịch bệnh. Người nuôi nên lưu ý rằng không nên đặt chuồng chim có hư 899;ng gió khiến chim dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa người nuôi không nên đặt chuồng chim ở những nơi ồn ào cũng như tránh sự xâm hại của các loài động vật khác.
Thiết kế chuồng nuôi
Nếu muốn chim bồ câu có thể được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất thì bạn phải xây chuồng thoáng mát và có đủ độ rộng để chim có thể bay lượn. Hơn nữa, chuồng chim cũng cần phải có đủ ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông để phòng chống vi khuẩn tốt nhất.
Đối với vật liệu làm chuồng, bạn có thể sử dụng gỗ, tre hay dây thép không gỉ. Nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể làm chuồng bằng những loại gỗ như: keo, xoan, mít, liễu,...để tăng độ bền cho lồng chim. Còn về chuồng với nhiều ô nhỏ thì bạn nên thiết kế chuồng có kích thước chiều cao 50cm, chiều rộng 40cm, sẽ tiến kiệm được diện tích nuôi chim hiệu quả.
Chim bồ câu ăn gì?
Các loại thức ăn cho chim bồ câu
Chim bồ câu cũng giống như loài chim cu gáy, chúng đều rất thích ăn các loại hạt, các loại ngũ cốc, đặc biệt là các loại hạt giàu protein. Thức ăn của chúng đa dạng các loại hạt nhưng chủ yếu vẫn là: Gạo, ngô, các loại đậu, hướng dương, hạt kê, cao lương, bo bo,... Khi nuôi chim không tốn kém về thức ăn như gà vịt, vì chúng ăn không nhiều.
Khi ăn những loại hạt này sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Từ đó chim bồ câu sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng cường cơ bắp và khả năng sinh sản tốt. Những người nuôi chim sinh sản thường cho chim ăn kết hợp cám, ngũ cốc, hạt kê, gạo lứt, hạt cao lương để cung cấp năng lượng cho chim phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, nên chú ý số lượng các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, hướng dương, đậu tương, bo bo,... Những loại hạt này thường chứa nhiều chất béo nên người nuôi chỉ cần cho ăn với một lượng vừa đủ. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thì nên đem rang trước khi cho chim ăn.
Ngoài ra, cũng nên bổ sung một số muối khoáng, vôi, đặc biệt là muối rất cần thiết cho cơ thể chim. Cần tăng cường chúng vào khẩu phần ăn để giúp chim bồ câu bảo đảm sinh sản khỏe mạnh, luôn giữ được nhiệt độ cơ thể, tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
Cách cho chim ăn
Bạn cần biết rằng việc nuôi chim đúng khoa học là phải có lịch ăn cụ thể với việc cho chim ăn 2 lần/ngày. Vào buổi sáng, bạn nên cho chim ăn từ khoảng 8 - 9h, còn buổi chiều thì vào lúc 14 - 15h là tốt nhất.
Lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của chim bồ câu và có thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Vì thế như đã nói phía trên thì người nuôi chỉ cần đảm bảo số lượng thức ăn hằng ngày của chim là 1/10 trọng lượng của cơ thể chúng.
Có một lưu ý đối với những người nuôi chim là không nên cho chim ăn lại thức ăn hôm qua. Người nuôi phải để ý và thường xuyên dọn dẹp chuồng, máng thức ăn, nước uống sạch sẽ để chim sống thoải mái và an toàn. Từ đó giúp chim tránh các bệnh vặt, phát triển khỏe mạnh lớn nhanh hơn.
Các giống chim bồ câu hiện nay ở Việt Nam
Chim bồ câu Pháp
Chim bồ câu Pháp hay có tên gọi khác là chim bồ bồ câu trắng, có xuất xứ từ miền Đông Nam nước Pháp hoa lệ. Đây là loài chim có giống khá tốt và được Bộ Nông nghiệp Việt Nam khuyến khích nuôi. Hơn nữa loài chim này cũng khá thích hợp với khí hậu Việt Nam và có khả năng sinh sản khá tốt. Một năm chúng có thể cho ra từ 8-9 lứa chim non với tỉ lệ sống lên đến 98%.
Chim bồ câu Việt Nam
Giống chim bồ câu Việt Nam hay còn được gọi là bồ câu ta, bồ câu nội. Bồ câu Việt Nam thường có màu lông không đồng nhất, chủ yếu các màu như trắng, đen, nâu, khoang, xanh nhạt,...Giống chim bồ câu nhỏ hơn so với bồ câu Pháp chì có trọng lượng từ 300 - 400gr. Mỗi lứa chim bồ câu ta thường đẻ khá mắn, mỗi năm khoảng 5-6 lứa và trung bình mỗi năm 6-7 lứa. Chim ra ràng thường năng khoảng 350-370 gam/con. Thức ăn của chim bồ câu ta chủ yếu là đậu, lúa, gạo..., rất đơn giản chỉ là l úa, ngô nên không gây nhiều tốn kém.
Chim bồ câu gà Mỹ
Một trong những loại chim bồ câu phổ biến tại Việt Nam là bồ câu Mỹ. Chắc hẳn nhiều người sẽ không biết đến sự hiện diện của loài chim này và nó là loài mang lại lợi nhuận kinh tế khá lớn cho người nuôi. Với kích thước to lớn vượt hơn so với các giống bồ câu khác nên nó có tên gọi là bồ câu vua. Màu lông của chim khá đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng và màu đỏ thẫm.