Cách Nuôi Chào Mào Siêng Hót
CÁCH NUÔI CHÀO MÀO SIÊNG HÓT - BẬT MÍ BÍ KÍP RIÊNG CỦA NGƯỜI CHƠI CHIM CẢNH SÀNH SỎI
1. Phân loại chim chào mào:
1.1 Dựa vào đặc điểm và màu sắc:
Chim chào mào xanh
Thường có đầu đen, phần lông ở cánh và lưng có màu xanh lá cây non
Chim chào mào má trắng
Thường có vệt trắng rất cân xứng ở hai bên má của chim
Chim chào mào lân tê
Phần mũ của chào mào là mũ lân, là con chim chào mào có phần mũ cong giống như sừng đầu lân
Chim chào mào mí lửa
Là giống quý hiếm, phần mí mắt thường có màu đỏ
Chim chào mào vàng
Để ý ở phần lông ức có màu vàng, phần mào có màu vàng tươi, ở lưng cánh đuôi có màu đen sẫm
Chim chào mào chân huyết
Đôi chân của chim có màu đỏ tươi
Chim chào mào yếm khít
Chào yếm khít có ít và đẹp hơn yếm thưa
Chim chào mào xám khói
Lông ở đuôi, cánh và lưng thường có màu xám khói
Chim chào mào bạch tạng
Là chim biến đổi gen với đặc điểm bộ lông trắng tuyết, mắt đỏ
Chào mào xòe (xòe cứng - xòe mềm)
Lông đuôi xòe rộng, một số thì căng cứng một số thì hơi rủ xuống
Chào mào ngũ đoản
5 phần: mào, mỏ, thân, chân, đuôi đều rất ngắn
Chào mào ngũ thường
Có thân, chân, mỏ, đuôi rất dài, màu sẫm
1.2 Dựa vào tiếng hót và độ trưởng thành:
2. Cách chọn chào mào siêng hót, hót hay
2.1 Cách chọn chim
Bạn có thể bắt đầu nuôi chim bổi (chim non) hoặc nuôi chim bồi (chim đánh bẫy được ngoài tự nhiên).
Chọn chim chào mào là khâu quan trọng vì không phải con nào cũng có tiếng hót hay. Nên chọn những con lanh lợi, lí lắc, cặp ức (hai viền lông đen bên ngực) phải dài, to. Về mũ, nên chọn con chim có mũ lân hoặc mũ rơm.
Chân của chim chào mào đẹp là phải to, dài, tướng đi đòn dài, thân hình dài. Miệng chim siêng hót sẽ ngắn.
2.2 Phân biệt chim chào mào trống và mái để chọn chim trống hót hay
Chim chào mào trống và mái rất giống nhau, đến cả những người chơi chim lâu ngày cũng khó phân biệt. Thông thường chim trống sẽ có tướng to hơn, cánh dài, đầu to , mũ cao hơn, giọng hót phong phú có thể đi được từ 6 - 9 âm dài trong khi đó chim mái chỉ có thể đi được từ 3 - 4 hơi.
Ngoài ra, người nuôi chim cũng có thể nhận biết qua lưỡi: lưỡi chim trống sẽ có châm đen ở cuối, cỡ 3 - 4 chấm.
3. Thức ăn nuôi chim chào mào
· Công thức 2 làm cám kích chào mào:
3.2 Cách chế biến thức ăn cho chim chào mào
Các loại hạt ngũ cốc cần rang chín. Tôm và thịt bò nên nấu chín sau đó xay nghiền nhuyễn. Cà rốt đem luộc chín, tán nhuyễn. Nghệ vàng tươi cạo sạch vỏ, giã nhỏ.
Trước tiên, trộn gạo lứt, đỗ tương, đỗ xanh, hạt vừng, lạc, kỳ tử vào nhau, đem xay nghiền nhuyễn thành bột mịn.
Tiếp theo, trộn tôm, lòng đỏ trứng, mật ong, cà rốt chín, bột xương cá, nghệ tươi, khoáng vào nhau, xay nhuyễn ở dạng lỏng.
Cuối cùng, đem trN 97;n hai nguyên liệu này vào với nhau, bỏ vào máy đùn cám viên cho chim để làm hạt cám chim. Tùy theo tuổi, người nuôi có thể thay mặt sàng để đạt viên cám có kích thước phù hợp.
Để bảo quản cám viên làm thức ăn dự trữ cho chim, bạn có thể cho cám vào lò vi sóng hoặc lò nướng để cám khô, đảm bảo dinh dưỡng giúp cáp không bị mốc, ẩm.
4. Cách nuôi chào mào căng lửa
4.1 Thuần hóa và chăm sóc cho chim chào mào bổi
Chim bổi mới bắt về phải mất 3 tháng để thuần hóa cho chúng làm quen với môi trường nuôi nhốt trong lồng.
Giai đoạn này trùm áo lồng thường xuyên, chỉ nên để một khe hở, hạn chế ánh sáng, hạn chế chim di chuyển trong lồng. Sau đó hé dần dần ra.
Sau 3 tháng cho chim tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng, chế độ tắm táp, tắm nắng. Khi ăn thì cho chim ăn lượng ít để nó ăn hết, không để cám thừa trong cóng.
Cách vào cám cho chim ch ào mào bổi: để chim tập làm quen với cám viên, thời gian đầu cho vào cóng ăn một ít chuối, tiếp theo rắc lên đó một ít cám viên cho chim ăn. Khi đã quen dần thì cho ăn cám.
Nếu chúng đang ăn cám mà ngừng, bỏ ăn thì do cám không phù hợp. lúc này cần bổ xung chuối, hoa quả, đồng thời thay đổi công thức làm cám viên và bắt đầu vào cám lại cho chim quen dần.
4.2 Cách chăm chào mào căng lửa khi đang thay lông
·Mùa thay lông
Mùa thay lông của chim chào mào bắt đầu từ tháng 8 - 11 . Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, khí hậu nên cũng có con thay sớm, con thay muộn.
Sau từ 2,5 - 3 tháng chim mới hoàn tất quá trình thay lông.
·Thức ăn cho chào mào thay lông
Giai đoạn thay lông, chim chào mào sẽ cảm thấy ngứa ngáy, hay rỉa lông, bị xuống sức và tí hót. Lúc này cần tập trung bồi bổ, cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất có chứa nhiều canxi để lông chim nhanh mọc và có một bộ lông óng ả, mượt mà.
Khi thay lông, tuy& #7879;t đối không cho chim ăn sâu khô vì sẽ khiến lông bị quăn, xấu xí. Thức ăn cho chim chào mào giai đoạn thay lông chủ yếu là cào cào non, trứng kiến hoa quả. Lượng vitamin trong hoa quả (đặc biệt là các loại hoa quả màu đỏ) sẽ giúp chim khỏe mạnh, giữ lửa, bộ lông mới mượt đẹp.
·Cách chăm sóc chào mào căng lửa khi thay lông
Mỗi sáng cho chim ra tắm nắng ban mai và định kỳ 2 - 3 ngày tắm một lần để kích thích lông mới mọc nhanh.
Nếu chim chào mào nuôi đã có trên 1 - 2 mùa thay lông thì vô cùng nhạy cảm. Lúc này giữ ổn định môi trường sống hiện tại, tránh biến đổi bất ngờ làm chi chim ngừng thay lông.
4.3 Cách chăm chào mào căng lửa
Để chim chào mào căng lửa, sau giai đoạn thay lông bắt đầu chế độ tập dượt cho chim.
Lúc này nên đem chim đi theo trong các cuộc thi, nhưng cần trùm kín áo lông lại, tuyệt đối không cho nhìn thấy các con khác, chỉ cho nghe tiếng hót. Làm như vậy thì khi về nhà chúng sẽ rất căng lửa, nó sẽ tự tập h ót, ôn luyện tại nhà.
Trong thời gian đó, bạn cũng nên mở áo lồng 2 lần/ tuần, mỗi lần từ 10 - 15 phút từ khoảng cách xa để nó tự tập dượt. Như vậy chỉ sau khoảng 2 - 3 tháng con chim chào mào sẽ rất căng lửa, xung mãn. Tuy nhiên lúc này không nên cho chim ra thi ngay vì nó chỉ xung xổi chứ chưa sành sỏi.
Thường sau từ 2 - 3 mùa thay lông và tập dượt thì mới gọi là chim sành, căng lửa, siêng hót. Lúc này nuôi chim chào mào khá nhàn, chỉ cần tận hưởng giọng hót của nó.
Để chim chà ;o mào siêng hót và căng lửa, chất dinh dưỡng trong cám là rất quan trọng. Cám phải giàu đạm, vitamin, không bị ẩm mốc, không quá cứng.
Tập cho chim chào mào một chế độ ngủ nghỉ hợp lý, khoa học để chim giữ lửa rừng, siêng hót. Mùa hè cho chim ngủ lúc 6h - 6h30. Mùa đông từ 5h - 5h30. Bố trí nơi ngủ yên tĩnh, không có bóng đèn, ánh sáng, không ồn ào, không chuột gián, thằn lằn, mèo.
4.4 Tắm cho chim chào mào
Chào mào đang căng lửa mà không được thực hiện đúng chế đN 97; tắm táp thì chúng có thể bị mất lửa.
Đối với chào mào bổi khi mới bắt về thì 2 ngày tắm 1 lần. Thường cho chim tắm lúc 12h - 12h30, trước khi tắm nước thì tắm nắng 5 - 10 phút cho nghỉ ngơi một chút. Sau khi tắm nước thì cho chim phơi khoảng 30 phút.
Đặt lồng tắm cạnh lồng nuôi nhốt chim sẽ tự mò sang bên. Nên để chim sang lồng tắm rồng mới đổ nước.
Nếu chim không chịu tự tắm thì có thể dùng bình xịt để xịt nước làm ướt lồng chim.
Chim chào mào không ch̔ 3;u sang lồng tắm thì làm sao? Lúc này bỏ cóng nước ở lồng nuôi ra khỏi, vẫn đặt 2 lồng cạnh nhau, khi chim khát nó sẽ tự mò sang lồng tắm.
Khi chim tắm thì nên lánh mặt, để chúng thoải mái, tự nhiên.
4.5 Chế độ tắm nắng cho chim chào mào
Ngoài ra, cần cho chim tắm nắng khoảng 20 phút mỗi ngày, vào lúc 7h - 9h sáng khi mặt trời vừa mọc giúp kích thích cơ thể phát triển, chắc khỏe. Có thể kết hợp tắm nắng vào buổi chiều 5 - 5h30 để lông gọn, đẹp, loại bỏ ký sinh trùng.
4.6 T 853;p lực cho chào mào
Tập lực cho chim chào mào là cho chim vận động, bay lên bay xuống, bay qua lại. Tập lực sẽ giúp chim dẻo dai, bền sức, có bộ lông gọn đẹp, giúp chân khỏe mạnh, thân hình nhỏ đẹp.
Có thể dùng lồng tập đứng hoặc tập ngang cho chim tập lực. Thường tập lực cho chào mào bằng lồng đứng hiệu quả hơn.
- Kích thước: 60 x 1m8 hoặc 80 x 1m8.
- Cách bố trí cầu lồng: Để trên 1 cầu, dưới 1 cầu đối với lồng đứng hoặc bên trái 1 cầu, bên phải 1 cầu đối với lồng ngang. Một bên cầu bỏ thức ăn, 1 bên cầu bỏ nước.
- Đặt lồng ở nơi có ánh sáng chiếu nhẹ.
- Có thể 3 lần/tuần hoặc hàng ngày. Tuy nhiên khi chim đi chơi cội về thì không cho tập.
- Thời gian: vào khoảng 10 - 13 giờ sau khi cho chim tắm. Lúc đầu tập ít, về sau tăng dần lên, mỗi lần từ 2 - 3 tiếng.