( Giải Đáp) Nên Xây Nhà Yến Vào Tháng Mấy Để Dễ Thành Công Nhất

Tiêu chuẩn nhà yến thành công đầu tiên phải kể đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây nhà yến. Nhà xây đúng thời điểm sinh sản của chim yến sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và tận dụng khai thác tối đa. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt năng suất thu hoạch cao nhất.

Nên xây nhà yến vào tháng mấy để đạt hiệu quả cao nhất

Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến thường bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị tác động của thời tiết hay có thể do biến đổi sinh lý.

Trong mùa sinh sản của chim yến, có hai khoảng thời gian đạt đỉnh điểm cao nhất khi yến làm tổ là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Vì vậy, nếu xây dựng nhà yến mới thì cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước khi mùa mưa đến vì đây là thời gian có nhiều chim yến non trẻ sẽ tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ. Nơi ở mới của những đôi chim yến non trẻ không phân biệt là nhà yến cũ hay mới. Thông thường các n hà yến cũ sẽ có lực hấp dẫn mạnh hơn so với các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.

Những trường hợp chim yến vào nơi ở mới

1. Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến

Nên tính toán xây dựng hợp lý để có thể hoàn thiện nhà yến trước 2 tháng khi mùa sinh sản của chim yến đến. Thời gian vào nhà yến vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 (trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau dương lịch) âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim yến trẻ mới kết đôi đang tìm nơi ở mới để xây tổ.

Cần lưu ý rằng nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch không nằm trong mùa sinh sản nên sẽ có khá ít cặp chim yến non trẻ mới kết đôi đến, vì vậy bạn chỉ nhận được một mùa sinh sản.

Xây dựng nhà yến mùa sinh sản

2. Trường hợp các con chim yến khác về

Để tăng số lượng chim yến trong nhà yến, bạn có thể hoàn thành nhà yến vào một số thời điểm khác như:

  • Khoảng ½ số chim yến bị lẻ đôi khi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng loại sẽ nhầm tưởng đấy là nhà của mình và bay vào ở, những con này không làm tổ vì không kết đôi nữa.

  • Một số khác sẽ rời đi tìm kiếm nơi ở mới nếu nhà cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới vào làm tổ.

  • Nếu gặp phải trường hợp bị biến động sinh lý, một số chim yến sẽ không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm.

  • Các nhà yến có lỗ ra - vào nhà ở vị trí không phù hợp, trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn khiến chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi ở khác.

3. Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp

Là loại chim khá nhạy cảm trong vấn đề chọn nơi làm tổ, chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường sống hiện tại đang bị tác động xấu, khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường, nấm mốc xuất hiện, luồng khí trong nhà không lưu thông được khiến không gian bị mùi hôi khó chịu, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại xuất hiện.

Điều kiện để xây nhà yến thành công

1. Chọn địa điểm nuôi yến

Lựa chọn vị trí và khu vực tốt trước khi xây nhà yến là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến chi phí xây dựng, tốc độ phát triển bầy đàn trong ngôi nhà yến cũng như năng suất, chất lượng tổ yến về sau. Hãy ưu tiên tìm kiếm khu đất nằm trên đường bay của chim yến, thường xuyên có yến bay qua bằng cách sử dụng máy máy thử chim để kiểm tra, hoặc nếu không có thì bạn có thể bỏ thời gian quan sát mỗi buổi chiều chim yến có bay về đó hay không.

Không nên chọn vị trí ở các vùng dân cư đông đúc, trường học, cơ quan.... Bởi những khu vực này thường không được phép chăn nuôi và khi số lượng đàn chim về nhiều sẽ gây phiền nhiễu cho người dân xung quanh. Hơn nữa, tiếng ồn từ sinh hoạt của dân cư cũng có thể ảnh hưởng đến tập tính, sinh lý của chim yến.

2. Có nên xây nhà yến to không?

Để mang lại hiệu quả tối ưu khi xây dựng nhà yến thì diện tích đất để xây dựng tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có một số nhà yến được các gia chủ quyết định đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn.

3. Lỗ vào nhà yến cần đảm bảo yêu cầu gì?

Từ kinh nghiệm của các nhà nuôi yến chuyên nghiệp thường cho thấy hầu hết các nhà yến có xu thế đặt theo hướng Đông - Tây hoặc Nam - Bắc. Đặt lỗ vào nhà yến theo hai hướng này sẽ hỗ trợ tránh các tác động về kiến trúc, không gian và các vật dụng xung quanh nhà yến như cây lớn, nhà liền kề đồng thời sẽ giúp giảm bức xạ nhiệt vào nhà.

4. Hướng của nhà yến

Khi thiết kế để xây nhà yến, gia chủ cần chú ý quan sát đường bay của chim yến thật kỹ lưỡng, bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón trọn đàn chim yến. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim bay vào trong các phòng ở trong nhà. Nếu trường hợp có nhiều đường bay thì nên chọn đường bay nào có thể có nhiều chim yến nhất.

5. Chiều cao của nhà nuôi yến

Ở Việt Nam, tuỳ vào chi phí xây nhà nuôi yến mà chiều cao nhà nuôi yến có nhiều loại như nhà nuôi yến cấp 4, 2 tầng, 3 tầng. Trên thực tế cho thấy nhà nuôi yến 3 tầng có kết quả rất tốt. Chiều cao nhà nuôi yến phải phù hợp với tập tính của loài yến như treo mình trên cách thanh gỗ để làm tổ, trước khi bay thường thả mình rơi tự do khoảng 2.1m. Vì vậy chiều cao hợp lý cho mỗi tầng từ 3m - 4,5m tuỳ theo điều kiện môi trường, khí hậu từng địa phương.

Xây nhà nuôi yến vị trí ít dân cư

Next Post Previous Post