Phương Pháp Ấp Trứng Chim Yến

Nội dung trong bài viết

  • 1/ Phương pháp làm trứng yến hàng nở trong tổ chim sriti (c. linchi):
  • 2/ Phương pháp ấp nở trứng bằng máy ấp:

Hai loài chim yến hàng và linchi hay ở gần nhau, có nhiều điểm giống nhau về chủng loại thức ăn, hệ thống sinh thái, sinh học nhân giống, đặc điểm cư trú…

Vì những đặc điểm giống nhau như vậy, người ta đã nghĩ đến việc có thể cho trứng chim yến hàng nở trong tổ của chim linchi, nhờ chim này chăm sóc một thời gian, sau đó cẩn thận đem nó ra nuôi, có cách cho ăn để chim lớn lên trở thành yến con và yến trưởng thành. Bên cạnh đó, cũng có 1 phương pháp mới được áp dụng là cho trứng nở và nuôi chim con trong máy ấp trứng. Sau khi nở, chim yến đủ lớn và biết bay, chuyển chúng đến toà nhà của chim yến, nhập vào đàn yến &# 273;ã có sẵn trong ngôi nhà này.

Hoàn thiện kỹ thuật ấp trứng chim yến không những giúp cho công nghệ nuối chim yến trong nhà mà còn làm tăng được quần đàn yến tự nhiên, tránh loại bỏ trứng một cách lãng phí.

1/ Phương pháp làm trứng yến hàng nở trong tổ chim sriti (c. linchi):

Để cho trứng yến nở trong tổ chim mồi thì cần phải có đủ số lượng tổ chim này, và việc đầu tiên là phải thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến. Ta sẽ thực hiện điểu này khi đến mùa đẻ trứng của chim mồi linchi. Lấy trứng phải tiến hành rất cẩn thận, không được cầm trực tiếp mà dùng cái muỗng nhựa, hoặc giấy lau (tissue). Cần phải tránh làm hỏng trứng và dính bẩn vào nó, vì điều này có thể làm cho chim mồi không muốn ấp nữa. Cố gắng để cho khi làm không xáo trộn trứng, không gây nhiều rung lắc và va chạm. Cần thay thế trứng vào ban ngày, khi chim mồi bay ra khỏi nhà để kiếm ăn. Nhờ chim mồi ấp trứng chim yến hàng ta sẽ nhận dược hàng loạt chim yến con, chim sẽ thực hiện sự tập bay và dần bay ra kiếm mồi.

Bước tiếp theo là sắp xếp nhà chim mồi trở thành nhà của chim yến, trên cơ sở tạo ra các điểu kiện vi khí hậu trong nhà phù hợp với chim yến. Các cửa phòng nào không cần thiết sẽ đóng lại để cho phòng trở thành tối hơn.

Sau khi chim nở một thời gian chim sẽ bay ra khỏi ngôi nhà. Thời gian chim ở trong hang động khoảng 30 – 40 ngày. Muốn chim rời khỏi hang ta thực hiện bằng cách làm xáo trộn chim mồi, vì chim này thích bay ra chỗ sáng.

Khi đến gần chim yến con, ta có thể làm nó bay ra khỏi tổ. Vì vậy, cố gắng ít làm điều này.

Loài yến sriti mà theo tác giả Tim Penulis PS (1996) đã mô tả và gọi tên la tinh là yến C. linchi có tồn tại ở Việt Nam hay không, chưa thấy có tài liệu nào đề cập, hơn nữa, ngay tên phân loại của loài chim ký tổ cũng còn là một vấn đề phức tạp. Tuy vậy, cũng đã có những tài liệu nghiên cứu sử dụng tổ chim yến cằm trắng Apus ajfìnis (House Swift) – là một loài yến khá phổ biến ở Việt Nam, để ấp trứng chim yến hàng (theo NQP). Theo mô tả của Nguyễn Cử, loài chim yến cằm trắng nhỏ hơ ;n yến hông trắng, và đuôi hình vuông khi xoè ra( yến C. linchi có đuôi vuông hơi lõm), phân bố ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, sống tập đoàn, định cư, thường làm tổ tập đoàn xung quanh các mái nhà ngói trong thành phố. Thí nghiệm này đã thay thế 378 trứng chim yến hàng vào tổ của chim yến cằm trắng, kết quả có 22% trứng nở, 44,7% trứng không nở và 31% trứng bị hất ra. Một thí nghiệm khác cũng đã tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thu được 37,5% trứng nở, chim con sống được 30 ngày t uổi, sau đó đến 49 ngày tuổi chim yếu và chết dần (theo Hồ Thế Ân). Tỷ lệ nở của chim thấp có thể được giải thích từ mùa vụ sinh sản của hai loài này có những chênh lệch nhất định, vì phải chăng như các tác giả đã điều tra, chim yến hàng đẻ trứng từ cuối tháng 3 đến tháng 5, trong khi đó chim yến cằm trắng có giá trị cực đại của tuyến sinh dục vào tháng 3 và giảm xuống dần vào tháng 5. Tình trạng chim con yếu và chết dần trong thí nghiệm này có thổ còn có q uan hệ với việc chưa tìm ra được 1 kỹ thuật tốt để nuôi chim con (vì chim mồi chỉ chăm sóc con một thời gian). Có thể nên tiếp tục nghiên cứu loài yến cằm trắng này để làm chim mồi hoặc du nhập chim mồi.

2/ Phương pháp ấp nở trứng bằng máy ấp:

Máv ấp được sử dụng là loại tủ ấm nhỏ, loại máy đã sủ dụng để ấp trứng chim cút. Máy này có thể mua ở hiệu hoặc tự chế tạo. Có thể dùng tủ ấp có nguồn điện hoặc dùng đèn dầu để đốt nóng.

Trước khi sử dụng đòi hỏi phải khử trùng tủ ấp, để diệt hết mầm gây bệnh có sẵn trong tủ ấp.

Để khử trùng máy ấp có thể sử dụng phương pháp sau:

+ Toàn bộ buồng tủ phải lau rửa sạch, tiếp đến lau rửa lại với than (bột than gỗ, hoặc than hoạt trộn với cồn ), và phơi nắng đến khô.

+ Sau đó đặt máy trong phòng ấp (hoặc ngăn buồng dùng để ấp).

+ Tốt hơn hết máy ấp được làm sạch lại lần nữa bằng cách trộn 6 gr KMnO4 trong 12 – 15cc dung dịch formalin cho 1m3 buồng máy ấp. Hai vật chất đã nói trên được tiến hành trộn trong chậu sành hoặc thủy tinh, với que khuấy. Tiếp đến đặt chậu này vào trong chỗ gần quạt của máy ấp. Đóng máy ấp lại trong một số giờ, sau đó lấy chậu ra. Tiến hành theo cách này có thể bảo đảm trong máy không có mầm bệnh.

Cần chọn loại tủ ấp có đèn tự động điều nhiệt (tốt nhất là với điện hoặc với đèn dầu). Làm cho nhiệt độ của máy ấp ổn định ở phạm vi 101 – 103ºF (tương đương 38o33 – 39o44) hoặc 40°c. Khi nhiệt độ chưa chỉ rõ ổn định, phải chờ đến lúc ổn định. Để kiểm tra nhiệt độ dễ dàng, tốt nhất là sử dụng nhiệt kế Fahrenheit (chia theo độ F), vì ta có thể nhìn thấy các khắc phân chia nhỏ hơn. Muốn nhiệt độ ổn định không bị lên hoặ c xuống thì không khí trong buồng ấp phải có sự khấy động. Khi nhiệt độ quá nóng, cần làm cho đèn nhỏ lại, và khi nhiệt độ quá thấp phải vặn cho đèn to lên.

Trong khi sử dụng máy ấp điện chúng ta có thể dùng một thiết bị điều hoà nhiệt có chức năng điều hoà không khí trong máy ấp và có thể quay bên trái bên phải. Nếu nhiệt độ trong phòng ấp thấp quá thì tốt hơn là nên có thêm máy điều hoà nhiệt độ. Phương pháp này phải ỉàm đầy đủ cho tới khi sự chuyển nhiệt từ trước ra sau được cân bằng. Cũng có khi người ta sử dụng một quạt máy có thể đóng mở tự động phòng khi nhiệt độ rối loạn. Nh iệt độ rất cao có thể làm chết phỏi bên trong trứng. Khi nhiệt độ hạ xuống đến 36°66 (98oF) có thể làm trứng chậm nở hoặc không nở.

Độ ẩm trong máy ấp cũng là yếu tố quan trọng cần chú ý cẩn thận. Độ ẩm lý tưởng là 70%. Để đạt được độ ẩm 70%, thực hiện bằng phương pháp đặt các khay phẳng hoặc chậu nước để cung cấp hơi nước dưới khay trứng. Chú ý là khay hoặc chậu nước không được đổ đầy.

Hầu như phải tiến hành thử nghiệm để làm nhiệt độ, và độ ẩm ổn định trước khi cho trứng vào ấp, nói chung là phải chi tiết và cẩn thận. Rõ ràng là các tiêu chuẩn đề ấp nở nhân tạo trúng chim yến đã thể hiện sự khác biệt nhất định so với môi trường sống nói chung của chim.

Khi các trứng chim đã được chọn và chuẩn bị xong, ta đưa khay trứng vào máy ấp, sắp xếp theo hàng, không để trứng sát vào nhau. Trứng được lật đổi vị trí hai lần mỗi ngày. Lúc quay đổi vị trí phải làm hết sức cẩn thận, tránh rung lắc, để khỏi ảnh hưởng đến phôi sống trong trứng. Cứ 3 ngày 1 lần tiến hành soi trứng. Trứng trống (không có phôi) và trứng đã chết phối thì loại bỏ, bởi vì trứng này sẽ không nở. Khi phôi trong trứng đã chết thì ta có thể th ấy một đám đen tối. Trong khi đó với trứng có phôi sống sẽ thấy một búi giống như một tổ nhện (đầy máu). Không dùng tay trực tiếp để bốc trứng.

Sự quay lật trứng thực hiện đến ngày thứ 12 và từ đấy không cần lật quay nữa, cho đến khi nở.

Trong quá trình ấp nở bằng máy không nên mở cửa tủ ấp, ngoại trừ để lật trứng, thêm nước và điều chỉnh độ ẩm. Khi mở tủ ấp có thể nhiệt độ, độ ẩm sẽ bị hạ xuống. Trong trường hợp đó đèn báo hiệu sẽ tự động tắt cho đến khi nhiệt độ trong phòng của máy ấp ổn định thì đèn sẽ bật sáng trở lại. Khoảng từ 13-15 ngày, trứng sẽ nở.

Next Post Previous Post