Cách Thi Hót Chích Chòe Than
Tùy theo lịch trình sinh hoạt của các Câu Lạc Bộ chơi chim cảnh, hoặc do sự thỏa thuận của các nghệ nhân trong các Hội Nuôi chim của từng địa phương mà tổ chức thi hót, hoặc thi đá các loại chim vào những thời điểm nào trong tháng, trong năm.
Ngày tổ chức thi hót hoặc thi đá thường là ngày lễ như các dịp lễ lớn, hoặc ngày Chủ Nhật để thu hút được đông đảo người tham dự.
Tại nơi tổ chức, trước ngày thi độ vài tuần, Ban Tổ Chức cuộc thi đã có những thông báo công khai cho các Hội Viên hoặc các nghệ nhân bên ngoài hay biết để ghi danh tham dự.
Số người tham dự cuộc thi thường không hạn định và chủ chim có thể tự ý mỗi người tham dự số chim mấy con cũng được.
Trước giờ thi hót, chim tham dự đều được mang số thứ tự của Ban Tổ Chức, số thứ tự này được viết lên giấy và dán trên lồng. Các lồng này được treo trên những cây sào dài, cách khoảng chừng năm tấc một con, trước tầm quan sát của Ban Giám Khảo.
Ban Giám Khảo cuộc thi, tùy nơi, có thể Ban Tổ Chức đề bạt, hoặc do các nghệ nhân bầu lên. Họ là những người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm, hoặc có nhiều thành tích trong khâu tổ chức chấm thi, và nhất là tính công bằng của họ được hầu hết mọi người công nhận. Ban Giám Khảo ít nhất là ba người, nhưng đông lắm cũng năm sáu vị là cùng.
Những người tham dự cuộc thi đều kẻ đứng người ngồi vây quanh khu vực "trường thi" để trực tiếp theo dõi cuộc thi, nhưng mọi quyền quyết định thắng thua ra sao chỉ do Ban Giám Khảo.
Chim dự thi có khi chỉ năm mười con, nhưng cũng có kỳ đông đảo đến bốn năm chục con. Nếu số chim ít, Ban Giám Khảo làm việc đỡ vất vả, nhưng nếu số chim dự thi quá nhiều thì tầm quan sát của Ban Giám Khảo phải trải rộng ra. Sự cân nhắc tài nghệ của mỗi chim thí sinh để cho điểm được chuẩn xác tất nhiên phải khó khăn hơn...
Chim dự thi tất nhiên là những con chim đã đủ lửa, nhưng vẫn có nhiều con "khôn nhà dại chợ" (hay Học tài thi phận chăng?). Tới giờ thi mà nó cứ xù lông đầu sợ hãi trước những giọng hót véo von trầm hổng của những đối thủ chung quanh. Thường những con chim nhái này được Ban Giám Khảo cho loại ra sau năm phút thi đấu. Những chim còn lại được dự thi tiếp tục.
Như các bạn đã biết, Chích Chòe Than khi đã chịu đấu hót với nhau chúng cứ... gân cổ lên hàng giờ để thi thố hết tài năng. Con nào chịu hót thì hót say sưa, hót điên dại, trổ hết thần lực ra mà hót với những bài bản điêu luyện nhái mà chúng có. Tất nhiên, những con chim nổi bật đó đều là điểm hội tụ tầm nhìn của tất cả mọi người...
Và dần dần người ta cũng dễ dàng loại ra được những con chim dở và chú ý nhiều đến những con chim hay. Vào cuối cuộc thi, những anh tài chi là con số nhỏ nhoi được gạn lọc lại. Những chim thí sinh khác do bị đè nên chỉ còn hót lai rai hoặc bỏ cuộc hắn. Chúng mang điệu bộ những con chim mái, không ngớt nhảy lồng, với dáng dấp lơ đãng, quên hẳn là mình đang tham dự cuộc thi.
Tiêu chuẩn chiếm được điểm cao trong cuộc thi hót thường được xét qua ba điểm sau đây:
- Giọng hót: Chim dự thi hót hay và hay hót chưa đủ, mà phải hót dài hơi, nhiều giọng, lại biết luyết láy thần tình khiến người nghe phải tấm tắc khen tài. Một con Chích Chòe Than giật được giải quán quân phải là chim hói thật bùi và và tài từ đầi đến cuối cuộc thi, vượt trội hơn những con khác, khiến mọi người, trong đó có Ban Giám Khảo phải say mê theo dõi.
- Điệu bộ: Chim hót hay là một chuyện, nhưng còn phải có những điệu hộ vừa hùng dũng vừa tự tin, vừa thanh thản, khoan thai, cứ đứng trên cần mà nót... Những con vừa hót vừa có tật lộn mèo, nhảy lồng tứ tung là những tật xấu, sẽ bị ít điểm.
- Vóc dáng: Điểm sau cùng được chú ý là chim thí sinh phải có vóc dáng đẹp. Vóc dáng ở đây được đánh giá qua các điểm: thân hình có cân đói hay không, lông mướt mát hay không. Nói cách khác, con chim gọi là có vóc dáng đẹp phải có bề ngoài thanh tú đẹp đẽ, dễ nhìn. Đây được gọi là phần thưởng đặc hiệt dành cho chủ nuôi, vì đã chịu khó bỏ nhiều công sức ra chăm sóc cho chim.
Mỗi Giám Khảo sẽ dựa vào ba tiêu chuẩn nêu trên để chấm điểm theo ý riêng của mình. Ví dụ:
Chim số 2 có số điểm:
Chim số 37 có số điểm:
Tùy nơi mà số điểm này từ điểm 0 đến 10 điểm hoặc từ 0 đến 100 điểm.
Cuối cùng, căn cứ vào số điểm cao thấp của mỗi con, Ban Giám Khảo dễ dàng phân hạng ra chim đạt giải Nhất, Nhì, Ba và những giải khuyến khích (nếu điều lệ giải có ghi khoảng này).
Việc thi cử có thắng có thua, có may có rủi, đó là chuyện thường tình, ai cũng biết. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến khía cạnh ý nghĩa tốt đẹp của cuộc thi.
Nuôi chim để nghe hót là chuyện ai cũng thích. Và nghệ nhân nuôi chim nào cùng muốn trổ tài thúc đẩy cho con chim mình sẽ nổi tiếng hót thật hay. Vì vậy, tổ chức các cuộc thi chim hót là chuyện đáng khuyến khích. Chỉ có điều cần tránh là đừng biến những cuộc thi này thành trò cờ bạc trá hình. Nên cấm đoán mọi cuộc cá độ dưới hình thức này hay hình thức khác...