Câu Chuyện Về “Những Cánh Chim Hòa Bình”

Một quốc gia đã chịu nhiều đau thương, mất mát từ chiến tranh, quốc gia đó sẽ thấu hiểu rõ hơn hết giá trị của hòa bình, khao khát bảo vệ và lan tỏa giá trị đó. Việc cử lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam khẳng định trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần vun đắp hòa bình trên thế giới.

Những ngày cuối năm Mậu Tuất, tôi may mắn được tham dự một cuộc giao lưu với các chiến sĩ tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ngay tại trụ sở của Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng). Cuộc giao lưu ấy mang đậm màu sắc của hòa bình, với những chia sẻ xúc động đầy bất ngờ, sự nhân văn và thông điệp sâu sắc về giá trị của hòa bình từ những người trở về từ hai quốc gia đang nội chiến, xung đột và khó khăn.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thành (ngoài cùng, trái) cùng các trẻ em tại châu Phi. (Ảnh: H.T.K)

Nhiệm kỳ công tác của anh tại Trung Phi bắt đầu từ tháng 4/2024. Tháng 9 cùng năm đã xảy ra xung đột giữa hai nhóm vũ trang, châm ngòi cho cuộc nội chiến khắp cả nước Cộng hòa Trung Phi kéo dài hơn 1 tháng. Tất cả các lực lượng nổi dậy của 2 nhóm vũ trang này trên khắp đất nước Trung Phi kéo về thủ đô Bangui, tấn công dân thường, cướp bóc. Thậm chí, họ tấn công vào các đoàn xe, lực lượng tuần tra của Liên hợp quốc và tấn công vào khu vực nhân viên Liên hợp quốc ở để cướp bóc.

"Hai tuần đầu, Liên hợp quốc phải đóng cửa, ngừng hoạt động, thông báo tất cả các nhân viên ở nhà, thực hiện lệnh giới nghiêm. Khu ở của chúng tôi nằm giáp ranh 2 thủ phủ của 2 lực lượng nên tiếng súng và giao tranh chúng tôi nghe thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Đôi lúc chúng tôi không dám ra khỏi cửa. Sáng dậy mở cửa ra còn nhìn thấy cả vỏ đạn của vương ở sân trước nhà" - anh kể lại. Hai tuần sau đó, tình hình phức tạp hơn nên anh và cộng sự được & #273;ưa bằng xe bọc thép vào trụ sở phái bộ. Tuy nhiên, tình hình cũng khó khăn khi thức ăn, nước uống thiếu thốn và Liên hợp quốc phải xuất kho một suất thực phẩm chiến đấu để hỗ trợ.

"Tôi nhớ mãi câu nói của trung tướng người Bangladesh - khi đó là quyền Tư lệnh lực lượng quân sự tại phái bộ phát biểu trong buổi chúng tôi tổ chức Quốc khánh Việt Nam rằng, Việt Nam mới tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhưng những gì sĩ quan Việt Nam đã và đang làm ở phái bộ này cho thấy sự đóng góp của Việt Nam vào xây dựng hòa bình và an ninh ổn định cho người dân châu Phi. Rất cảm ơn các sĩ quan Việt Nam.

Chúng tôi cũng cảm thấy sự đóng góp nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong xây dựng hòa bình, ổn định ở Trung Phi" - anh nói.

Trung tá Trương Anh Tuấn - Phó Chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam, nguyên sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan năm 2024-2024 kể lại câu chuyện về khung cảnh tàn khốc như "phim trường thực tế của phim hành động" anh chứng kiến trong những chuyến tuần tra. "Những hình ảnh cực kỳ quý giá đó cho chúng tôi thấy được cái giá cực đắt của xung đột, chiến tranh để từ đó trân trọng, yêu quý hòa bình và làm mọi cách &# 273;ể bảo vệ nền hòa bình của chúng ta"- anh nói.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng kể lại câu chuyện về chiếc lá cờ đặc biệt và cảm xúc lần thứ hai quay trở lại Nam Sudan sau một năm hoàn thành nhiệm vụ của Liên hợp quốc.

Nhiệm kỳ công tác của Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng với công việc của một sĩ quan liên lạc tại Nam Sudan từ tháng 7/2024 - 7/2024. Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng cho biết, anh không phải là người đầu tiên của Việt Nam làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, nhưng anh là người đầu tiên làm việc tại thủ đô Juba.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng (ngoài cùng, trái) may mắn được trở lại Nam Sudan lần thứ 2 sau khi hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan 1 năm trước.

Ngay những ngày đầu đến thủ đô Juba, thiếu tá Nguyễn Văn Hằng đã dựng lên một cột cờ và treo lên chiếc lá cờ tổ quốc. "Tôi dựng cột cờ, treo cờ tổ quốc để khẳng định sự tham gia Gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Tôi treo cờ Tổ quốc để thấy mình không đơn độc khi thực hiện nhiệm vụ và để thấy sau lưng mình luôn có Tổ quốc, đất nước, quân đội dõi theo", Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng không khỏi tự hào kể lại.

"Lá cờ tổ quốc như một người bạn. Mỗi lần chúng tôi đi tuần tra về, quãng đường rất xa, đi dài ngày, về đến nơi ở của mình nhìn thấy lá cờ tổ quốc, tôi thấy ấm lại, cảm giác Tổ quốc mình như đang ở ngay cạnh mình", Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng nói thêm.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng kể lại, hình ảnh lá cờ Việt Nam xuất hiện ngay tại Juba, đã khiến nhiều người tò mò và hỏi anh rằng, "Ông đến từ Việt Nam ư?". Họ hỏi cựu sĩ quan liên lạc Việt Nam rất nhiều về đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Rất nhiều quân nhân, khi biết chàng sĩ quan liên lạc đến từ Việt Nam đã vô cùng yêu mến, luôn thể hiện sự gần gũi và không quên giúp đỡ chàng sĩ quan liên lạc trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng chia sẻ, tháng 10/2024, anh may mắn được quay trở lại Nam Sudan lần thứ hai sau hơn 1 năm hoàn thành nhiệm vụ của Liên hợp quốc. "Tự hào và xúc động là cảm giác đầu tiên khi tôi nhìn thấy anh em đồng đội và hình ảnh lá cờ Việt Nam ngay tại sân bay Nam Sudan".

Thiếu tá Nguyễn Văn Hằng chia sẻ rằng, với những người sống trong một đất nước hòa bình khi bắt đầu nhiệm vụ tại một đất nước với những cuộc chiến như vậy ban đầu vô cùng bỡ ngỡ, xa lạ và vô cùng lo lắng, "tôi hiểu cảm giác đó". Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, cùng vỗ vai động viên "chào mừng đến Nam Sudan, mọi thứ sẽ ổn thôi".

Những đóa hoa màu thiên thanh

Mười nữ quân nhân và 53 đồng đội thuộc Bệnh viện dã chiến 2.1 (BVDC 2.1) đã lên đường sang Nam Sudan được hơn ba ...

Giao lưu cùng "Những cánh chim hòa bình"

Ngày 23/1, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt đã tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ báo chí trong và ngoài ...

Nhóm thánh chiến Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda tấn công căn cứ LHQ ở Mali

Ngày 20/1, một nguồn tin thân cận với Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Mali (MINUSMA) cho biết, các tay ...

Next Post Previous Post