Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả

Mặc dù giọng hót của chim vành khuyên không quá xuất sắc như họa mi. Nhưng nhìn chung chúng cũng rất hay. Mặc dù vẻ ngoài của chúng không hấp dẫn cho lắm (cỡ bằng con chim sâu).

Song tiếng hót lại có thể khiến nhiều người mê mẩn. Về cơ bản thì bạn nắm vững được thì sẽ có được người bạn tri kỷ tuyệt vời đấy!

Tên tiếng anh của loại chim này là "Zosteropidae". Bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới.

Nếu chưa nhìn lần nào thì rất dễ lầm chúng với chim sâu. Thân hình nhỏ nhắn, lông màu vàng chanh, quanh mắt có 1 dải lông nhỏ màu trắng, nhảy nhót chụp lồng,.... Từ những điều này thôi cũng khiến nhiều người dè chừng khi định nuôi chúng. Bởi họ sợ bỏ công sức, tiền bạc nuôi 1 giống chim "rẻ tiền" quá lãng phí.

Nhưng nếu nhìn kỹ, vành khuyên sẽ khác hơn 1 chút. Thân chúng to hơn 1 chút chân cũng cao hơn. Và nhất là đòn cũng dài hơn nữa.

Có 2 loại khuyên vàng và khuyên xanh. Người ta phân biệt dựa vào lông ở ức và bụng trước. Khuyến vàng thì có lớp lông ở 2 phần đó óng lánh rất thích mắt. Còn khuyên xanh thì lông màu xanh lục đúng như tên gọi.

Bạn chú ý quan sát con nào mình thon thả, đòn dài lại có hàm dưới hơi bạnh là chim trống. Chim mái thì thân hình mập mạp hơn. Và chân chim trống cao hơn chân chim mái.

Nhiều người thì dựa vào tiếng kêu để phân biệt. Chim trống thì hay hót, âm vực cao nhưng tiếng lại gắt. Còn chim mát thì ít kêu giọng cũng trầm hơn.

Chim trống chưa đủ lửa và khuyên mái đều có 1 kiểu kêu là "Chép! Chép!". Chính vì thế người mới nuôi hay nhầm lẫn và dễ chán.

Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.

Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh.

Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được.

Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.

Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu "chíp, chíp" mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được.

Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài 3 câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.

Chim vành khuyên mộc hay còn gọi là chim mới bắt từ rừng ra được chọn giống phải nhanh nhẹn. Mỏ của chim mỏng nhưng giọng phải to, rõ ràng. Nếu thấy tu cuồn cuộn thì là chim trống. Còn nếu không hót gì thì là chim mái vì tu của chúng nhỏ.

Giống các loại chim khác, khi mới mua về cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Những nơi đó cũng cần ít người qua lại để chim không bị sợ. Bởi dù sao mới thay đổi môi trường chúng còn rất nhát. Trong lồng nhớ để đầy đủ đồ ăn, nước uống cho chúng. Đồ ăn là bộ đậu xanh đảo trứng, chuối và cào cào. Đến khi chúng quen rồi mới hé lồng 1 chút cho chúng dần thích ứng môi trường mới.

Các bước nuôi chim sau đó qua các ngày nhìn chung giống nhau. Đến khi chim thay lông thì vẫn cho chúng ở nơi yên tĩnh và trùm áo lồng thường xuyên. Việc này giúp chim nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như tránh gió gây hại.

Thức ăn rau của quả tươi hợp với chim vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua,... Chúng vừa giúp chim giải khát lại có đủ chất để chim có bộ lông mượt mà. Bạn chỉ cần xay nhỏ chúng rồi trộn với cám cho chim ăn là được. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chúng ăn không sao.

Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo líu lô. Đây là lúc chúng đã thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được.

Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được.

Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay. Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.

Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu. Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.

Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.

Chim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng. Loại bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. Lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lượng 1-2mg điều trị bệnh cho chim.

Ngoài ra chúng cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng. Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hỏa rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng để loại ký sinh trùng đi.

Nhìn chung chim vành khuyên không phải giống lạ. Nuôi chúng cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần chú ý mà chúng mình đã giới thiệu thì chắc chắn sẽ có kết quả. Lúc đó chú chim của bạn không những hót hay mà còn khỏe mạnh nữa đấy!

Next Post Previous Post