Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Bồ Câu Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Sinh Sản Tốt

Chim bồ câu là loài chim phổ biến, với tính cách ôn hòa và hiền lành chúng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt là những nhà nuôi thì không thể bỏ lỡ giống chim này. Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú chim bồ câu để làm cảnh hoặc là mục đích thu lợi nhuận thì đây là bài viết dành cho bạn. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số thông tin về cách nuôi chim bồ câu khỏe mạnh và lớn nhanh tốt nhất.

Để bạn hiểu thêm về , từ đó có cách chăm sóc chúng toàn diện hơn. Thì đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài thông tin cơ bản về loài chim này.

Bồ câu là loài chim thuộc bộ Bồ câu có tên khoa học là . Phân bố rộng rãi trên khắp thế giới đặc biệt là các vùng có khí hậu ôn hòa, khu vực sinh thái phát triển (Malaysia, Australia). Những vùng khắc nghiệt quá nóng hoặc quá lạnh như sa mạc, châu Nam Cực, Bắc Cực,...

Đối với riêng chim bồ câu Việt Nam thì có nguồn gốc tại nội địa và phân bố khắp đất nước. Là giống bồ câu được nhiều nhà nuôi chim cảnh cũng như nhà nuôi chim sinh sản để kinh doanh thu lại lợi nhuận lựa chọn.

Chim bồ câu là loài động vật hằng nhiệt. Tổng quan về hình thể thì chim có thân hình thoi. Đầu chim vô cùng linh hoạt cùng với cái cổ dài. Mỏ cứng và sừng bao bọc quanh hàm không răng.

Màu lông của chim bồ câu không hề đồng nhất, phổ biến là các màu lông đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Ngoài ra, chúng có nhiều cá thể biến dị màu lông, có thêm các màu như: xanh nhạt, khoang, nâu nhạt, xanh thẩm,... Nhìn chung thì chúng có lông cườm màu trắng hoặc lốm đốm trắng.

Khối lượng thông thường của chim là 300-400 gam/con, lớn lên thì khoảng 350-450 gam/con. Chim trống hầu như đều lớn hơn so với con mái, có thịt dày và cơ nhiều hơn. Đầu và chân chim trống cũng to hơn so với bồ câu mái. Bồ câu Việt Nam tuy năng suất thịt thấp nhưng chất lượng luôn bổ và thơm ngon hơn các loại bồ câu khác.

Chim bồ câu nổi tiếng là giống chim chung thủy chứ không giống các loài chim khác như chào mào, chích chòe hay vành khuyên,... Chúng sống với nhau chỉ một trống và một mái trong toàn bộ quá trình giao phối cũng như lúc nuôi con trưởng thành.

Cũng chính vì thế người ta thường chọn giống chim bồ câu để nuôi theo từng cặp. Nuôi cặp chim giống từ khoảng 4-6 tháng tuổi là chim đã đến lúc chim có thể sinh sản được rồi đấy. Một cặp chim giống đạt chuẩn được thể hiện ở việc đẻ đều, ấp trứng tốt và nuôi con một cách khéo léo.

- Khi bắt đầu chọn giống nên lựa chọn những con không bị dị tật, chim phải khỏe mạnh, trông nhanh nhẹn và lanh lợi hơn những chú chim khác,... Đặt biệt là phần lông bụng phải dày và mượt.

- Chọn những con béo tốt: Cầm 2 cánh của chim lên sờ vào lườn bụng nếu lườn bụng phẳng thì chim béo, còn lườn mỏng thì chúng khá gầy.

- Bồ câu chỉ là loài đơn phối với nhau, chung thủy và yêu thương nhau. Nên khi nuôi để đạt hiệu cả tốt nhất thì phải nuôi riêng lẻ từng cặp. Nuôi để chim sinh sản thì mỗi cặp bồ câu có thể dùng để sản xuất lên đến 5 năm. Sau 3 năm nuôi, khả năng sinh sản sẽ có dấu hiệu giảm sút vì thế cần thay đổi cặp chim giống mới.

Đối với các nhà chăn nuôi lấy thịt thì giống bồ câu Pháp lại được ưa chuộng. Chúng được nuôi với quy mô lớn và được nhân giống khá rộng rãi. Với tỉ lệ sống sót dễ dàng ở khí hậu Việt Nam rất cao và ngoại hình thì khá là thấp béo. Năng suất đẻ mỗi năm là 10-12 lứa, chim bồ câu Việt Nam chỉ đạt cao nhất là 8 lứa/năm.

Để giúp chim bồ câu phát triển tốt nhất trong môi trường nuôi dưỡng của con người. Thì người nuôi nuôi cần làm chuồng nuôi đúng kỹ thuật và phù hợp với tập tính của chim. Một số cách làm chuồng nuôi chim bồ câu được nhiều người truyền lại sau đây sẽ có ích cho bạn.

Chuồng chim phải đặt nơi cao ráo, thoáng mát và yên tĩnh. Có ánh sáng mặt trời chiếu rọi và phải đảm bảo vệ sinh nơi đặt chuồng sạch sẽ. Khoảng cách thích hợp nhất là đặt cách mặt đất khoảng 1.5m-1.6m, vô cùng phù hợp cho thói quen ngoài tự nhiên bay lên bay xuống của chim.

Với độ cao thích hợp thế này, chim vừa tránh được độ ẩm thấp dưới mặt đất, tránh mưa hắt vào, tránh côn trùng gây hại cho chim dẫn đến dịch bệnh. Không đặt chuồng những nơi có nhiều gió lùa khiến chim dễ bị cảm lạnh. Tránh những nơi có nhiều người qua lại gây ồn ào làm chim hoảng sợ, tránh sự xâm hại của chó, mèo, chuột,...

Chuồng nuôi chim phải làm rộng rãi thoáng mát để giúp chim có thể sống thoải mái và mau lớn hơn. Cần đủ ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông giúp phòng chống vi khuẩn gây bệnh tốt nhất.

Vật liệu làm chuồng nuôi với mô hình nhỏ thì có thể sử dụng gỗ, tre hay dây thép không gỉ,... Nếu có điều kiện thì làm chuồng bằng những loại gỗ như: keo, gỗ xoan, gỗ liễu, gỗ mít,... để tăng độ bền cho chuồng nuôi lâu hơn. Cũng có thể mua chuồng ở các cửa hàng có phân các ô và tầng nuôi chim sẵn.

Nếu chuồng nuôi chia làm nhiều ô nhỏ thì kích thước của mỗi ô thích hợp nhất là: Chiều cao 50cm, chiều rộng 40cm, chiều cao 40cm. Điều này giúp tiết kiệm diện tích nuôi chim rất hiệu quả.

Nếu bạn xác định nuôi nhiều với mô hình công nghiệp thì cần phải xây dựng chuồng bằng xi măng. Để chuồng nuôi có thể dùng lại nhiều mùa hơn mặt khác giúp người nuôi dễ quản lý chim hơn. Và chắc chắn rằng bạn cần bố trí đầy đủ các vật dụng sinh hoạt cho chim nhất là vào thời kỳ sinh sản.

Nền của chuồng nuôi cũng được lát bằng xi măng. Sau đó lót một lớp trấu hoặc mùn khô để thấm phân chim, giúp cho người nuôi dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp chuồng. Xung quanh chuồng phải có tường bao bọc và có cả cửa sổ để dễ lưu thông không khí.

Để góp phần giữ gìn vệ sinh và bảo đảm độ bền của máng ăn thì nhiều người thường sử dụng máng ăn bằng gỗ hay là chất dẻo. Không nên sử dụng kim loại làm máng ăn vì dễ bị gỉ, mất vệ sinh.

Nên đặt máng ăn và bình đựng nước cho mỗi ô của chuồng. Cũng có thể đặt cả máng ăn, máng nước lớn cho tất cả chim bồ câu mà bạn nuôi. Nhưng thông thường theo nhiều chuyên gia nuôi chim bồ câu, thì để thuận tiện cho chim ăn uống và dọn dẹp thì vẫn nên đặt chúng trong từng ô.

Ngoài việc xây dựng đầy đủ các công cụ giúp chim ăn uống thì người nuôi cũng cần xây dựng sân phơi nắng cho chim bồ câu nếu nuôi quy mô lớn. Thông thường nếu nuôi từ 2-3 cặp chim giống thì chỉ cần chim phơi nắng ở sân nhà. Diện tích sân cần xây là từ 1m2 cho một số cặp, nếu nuôi nhiều và có điều kiện hơn thì nên xây sân rộng hơn nữa.

Sân để chim phơi nắng tất nhiên phải có đầy đủ ánh sáng và điều kiện nắng thích hợp nhất. Cần bố trí nhiều cành cây trong sân để chim dễ dàng bay nhảy, chơi đùa, tắm nắng nhiều nhất vào mùa hè. Nếu có điều kiện bạn có thể xây riêng một bể cát, một bể nước nhằm cho chim ăn sỏi và có thể tắm nước thường xuyên.

Đối với những người nuôi có mục đích cho chim bồ câu đẻ thì cần lót nền bằng nhiều trấu, lót rơm hoặc mùn cưa. Thêm nữa, phải chuẩn bị các kệ gỗ lắp đặt tên tường rồi để các rỗ rơm rạ bằng tre hoặc lá, nhựa để chim bay lên đẻ và ấp trứng. Các rỗ làm ổ chim có đường kính khoảng 20cm và phải đặt cố định để tránh bị lật khi chim di chuyển.

Nếu chuồng nuôi được thiết kế theo các ô thì cần bổ sung ổ đẻ trong từng ô. Mỗi ô của chuồng nuôi cần 2 tổ, một tổ để chim đẻ trứng và ấp, một tổ nuôi chim non được đặt phía dưới. Mỗi ô phải có cửa rộng rãi để chim ra vào dễ dàng.

Đối với việc nuôi chim bồ câu khỏe mạnh lớn nhanh thì thức ăn chính là thứ cần quan tâm nhất. Vì thế bạn phải cần nắm rõ các loại thức ăn phù hợp cách cho chim ăn tốt nhất.

Chim bồ câu cũng giống như loài chim cu gáy, chúng đều rất thích ăn các loại hạt, các loại ngũ cốc, đặc biệt là các loại hạt giàu protein. Thức ăn của chúng đa dạng các loại hạt nhưng chủ yếu vẫn là: Gạo, ngô, các loại đậu, hướng dương, hạt kê, cao lương, bo bo,... Khi nuôi chim không tốn kém về thức ăn như gà vịt, vì chúng ăn không nhiều.

Khi ăn những loại hạt này sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Giúp chim khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng cường cơ bắp và khả năng sinh sản tốt. Những người nuôi chim sinh sản thường cho chim ăn kết hợp cám, ngũ cốc, hạt kê, gạo lứt, hạt cao lương để cung cấp năng lượng cho chim phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, nên chú ý số lượng các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, hướng dương, đậu tương, bo bo,... Những loại hạt này thường chứa nhiều chất béo nên người nuôi chỉ cần cho ăn với một lượng vừa đủ. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thì nên đem rang trước khi cho chim ăn.

Khẩu phần ăn của chim bồ câu để mang lại hiệu quả cao và cực kỳ khoa học như sau: 70% lúa gạo, 10% cám con cò (cám công nghiệp), 2% gạo lứt. Nên thêm vào một số loại đậu mà chim yêu thích để chúng ăn. Khối lượng thực phẩm chim được phép ăn chỉ bằng 1/10 khối lượng của cơ thể chúng.

Ngoài ra, cũng nên bổ sung một số muối khoáng, vôi, đặc biệt là muối rất cần thiết cho cơ thể chim. Cần tăng cường chúng vào khẩu phần ăn để giúp chim bồ câu bảo đảm sinh sản khỏe mạnh, luôn giữ được nhiệt độ cơ thể, tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

Trong tự nhiên, vì chim bồ câu ăn các loại hạt già và cứng nên chim thường phải ăn thêm cát sỏi để nghiền nát thức ăn, giúp chim dễ tiêu hóa. Bổ sung theo tỉ lệ cần phải lưu ý như sau: sỏi hạt nhỏ (nhỏ hơn 0.5cm) 15%, muối 5-10% và 80% khoáng Premix. Nên bỏ riêng sỏi vào khay đựng thức ăn khác cho chim.

Nước uống dành cho chim bồ câu phải là nước sạch, không có bụi bẩn. Nguồn nước sử dụng cho chim có thể là nước máy, nước giếng khoan dùng để chim tắm và uống đều được.

Một ngày lượng nước mà chim uống rất lớn 50-90ml/ngày. Nên thường thuyên thay nước và vệ sinh khay đựng nước và máng thức ăn sạch sẽ. Để giúp chim tránh các bệnh cho dụng cụ ăn uống bị bẩn, nhiễm khuẩn. Có thể bổ sung vitamin bằng cách pha vào nước sạch cho chim uống.

Vì lúa và ngô là những loại thực phẩm chính của chim bồ câu. Nên người nuôi cần phải biết được các yêu cầu trong khâu chọn lọc thức ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho chim:

- Hạt không bị ẩm mốc, mối mọt ăn,... Nên dứt khoát không cho chim ăn nếu thấy có dấu hiệu của nấm mốc hay có mùi lạ. Để tránh chim bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

- Các loại hạt cho chim ăn phải đảm bảo sạch sẽ, tự nhiên, không chứa chất bảo quản.

Chế độ ăn hằng ngày của chim là 2 lần/ngày. Người nuôi cần có lịch cho ăn cụ thể. Vào buổi sáng bạn nên cho chim ăn từ khoảng 8-9h, còn buổi chiều thì vào lúc 14h-15h là tốt cho chim nhất.

Lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của chim bồ câu và có thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Vì thế như đã nói phía trên thì người nuôi chỉ cần đảm bảo số lượng thức ăn hằng ngày của chim là 1/10 trọng lượng của cơ thể chúng.

Nếu lượng thức ăn hôm qua còn dư lại thì phải bỏ đi ngay không nên cho chim ăn lại và phải thay thức ăn mới. Người nuôi phải để ý và thường xuyên dọn dẹp chuồng, máng thức ăn, nước uống sạch sẽ để chim sống thoải mái và an toàn. Từ đó giúp chim tránh các bệnh vặt, phát triển khỏe mạnh lớn nhanh hơn.

Với bất kỳ loài chim nào hay vật nuôi nào thì cũng có một số bệnh mà chúng thường mắc. Điều đó tất nhiên cũng xảy với chim bồ câu. Vậy các bệnh nào chim bồ câu thường gặp? Cách chữa trị cũng như phòng tránh như thế nào mới có hiệu quả? Từ đó giúp chim bồ câu khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.

Đây là một loại bệnh vô cùng phổ biến, thường xảy ra ở các loài chim cảnh như cu gáy, vành khuyên, chào mào,... và chim bồ câu cũng thế. Với mỗi loài chim thì mỗi nguyên nhân và cách chữa trị lại khác nhau. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả hơn.

Phân chim đi lỏng, không theo khuôn.

Thức ăn của chim bị ẩm, chứa nấm mốc, lâu ngày không thay đổi thức ăn mới. Chất lượng của cám công nghiệp không được đảm bảo an toàn.

Bạn có thể mua thuốc Colexin ngoài nhà thuốc hoặc tiệm thuốc thú ý về cho chim uống. Đồng thời cần tăng cường việc bổ sung men tiêu hóa cho chim.

Ở trên mép mỏ, mắt và chân có nổi lên các hạt. Da xuất hiện nốt sần và đóng vẩy. Lúc đầu những hạt này nhỏ như hạt đậu xanh sau đó lớn dần bằng hạt đỗ tương rồi vỡ dần ra thành mủ có màu vàng.

Nếu là bệnh đậu thì tiêm vacxin chủng đậu cho bồ câu. Còn bị bệnh nấm thì dùng thuốc trị nấm bôi vào những nốt đỏ, cạy vảy đi rồi bôi thuốc sát trùng vào vết thương. Khi đậu có hiện tượng đỏ lên thì nên cạy ra, sau đó bôi thuốc sát trùng Xanhmethylen.

Cần tăng cường vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Phun thuốc sát trùng thường xuyên để tránh bệnh tái phát trở lại.

do loại vi khuẩn Salmonella gallinarum và S.enteritidis thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Chim bồ câu mà bạn nuôi có thể mắc bệnh này do ăn uống không an toàn vệ sinh. Trong đồ ăn, nước uống có vi khuẩn. Hoặc khay nước, khay đựng thức ăn không được bảo đảm vệ sinh có nhiễm khuẩn.

chim đi phân lỏng có màu xanh hoặc là màu xám vàng. Chim bỗng bỏ ăn, lười vận động, chỉ đứng ủ rũ, toàn thân run rẩy. Bồ câu bắt đầu khó thở, sốt và thường xuyên uống nước. Thời gian bệnh biểu hiện rõ ràng nhất là sau 1-2 ngày, nếu 3-5 ngày không chữa trị tốt và kịp thời cho chim thì dễ dẫn đến việc chim tử vong.

khi thấy chim có biểu hiện thì nhanh chóng mua các loại kháng sinh về sử dụng cho chim.

Oracin-pharm cho chim uống với liều lượng 1ml/1.5 - 2 lít nước. Enroflox 5% liều lượng 2g/lít nước. Các loại kháng sinh Pharmequin, Ampicillin cùng liều lượng với nhau 1g/lít nước. Pharcolivet 10g/2.5 lít nước. Pharmequin-max 1g/2 lít nước uống trong vòng 5 ngày.

Cùng với thuốc Dizavit-plus sử dụng kèm theo, với liều lượng 2g/lít nước uống hàng ngày.

Trong quá trình chữa trị bệnh cho chim bồ câu thì nên để chim ăn những loại thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Sau 5 ngày cho uống kháng sinh thì bắt đầu cho chim bồ câu uống men tiêu hóa, giúp chim mau chóng phục hồi sức khỏe.

phải thường xuyên vệ sinh chuồng chim, không gian sống phải đảm bảo sạch sẽ nhất. Rửa sạch các dụng cụ thức ăn, nước uống có trong chuồng. Cách ly toàn bộ những chú chim bồ câu mà bạn nuôi có dấu hiệu bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan rộng.

Next Post Previous Post