Thú Nuôi Chim Cảnh Của Người Quảng Yên
Thú vui nhất của ông Bùi Duy Đạt là được ngồi thả hồn nghe chim hót.
Giới nuôi chim cảnh ở TX Quảng Yên hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt ở phường Quảng Yên, là dân sành chơi chim. "Gia tài" của ông là 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, chào mào, cu gáy, vành khuyên... Căn nhà ông Đạt bám mặt phố điểm gần chợ Rừng, vợ chồng ông mở bán hàng tạp hoá. Gian hàng chật chội, ai muốn vào nhà ông phải lách nghiêng người. Chỗ làm ăn thì hẹp, nhưng ông Đạt dành hẳn một khoảng rộng rãi chừng hơn 80m2 ngay phía sau gian bá n hàng chỉ để đặt các lồng chim. Nhà ông cao 3 tầng, tầng nào cũng có chim và lúc nào cũng vang tiếng chim hót với đủ loại giọng thanh thanh của chim sơn ca hay hoạ mi, trầm trầm đều đều của chim cu gáy, thánh thót của chim chào mào, chanh chua tiếng chích choè...
Với con người, ai nhiều tiền của thì thường ở nhà cao cửa rộng, anh nghèo thì ở trong căn nhà thấp bé, nhưng với chim thì chuyện "sang hèn" được đánh giá từ giọng hót. Chẳng vậy mà những chú sơn ca có giọng trong trẻo, nhưng chỉ nhỏ bằng con chim sẻ lại được ông Đạt nhốt trong những chiếc lồng rộng và cao, có cái gần 3m. Cũng một phần do loài chim này có đặc tính bay cao mới hót, lồng càng cao, chim càng hót nhiều. Thế nhưng, chim cu gáy to chẳng kém gì con bồ câu suốt ngày "gù gù" th 236; ở cái lồng chật chội chỉ nhỉnh hơn cái giỏ đựng cua, con chim muốn xoay xở cũng khó. Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn đi của ông Đạt khoản tiền không hề nhỏ. Ông bảo: "Lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu". Còn toàn bộ "gia tài" chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: "Những con chim sơn ca có giọng hót hay có thể có giá lên tới 30 triệu đồng, nhẹ cũng tiền triệu. Đôi khi cũng có con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nh ưng hót dở lắm, loại chim này dành cho những anh mới vào nghề chơi".
Tuy nhiên, chi phí ông Đạt bỏ ra để nuôi cái thú chơi này cũng không phải là nhỏ. Người ta vẫn có câu "Ăn như chim" để chỉ những người khảnh ăn, không tốn kém về ăn uống, nhưng với ông Đạt thì khác, chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hàng ngày cũng ngốn đi của ông hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày. Ông Đạt cười xoà: "Mỗi ngườ ;i một thú vui, người ta bỏ ra hàng tỷ đồng để mua xe hơi cũng chỉ là để chơi, vậy cớ sao tôi lại không bỏ ra tiền tỷ để chơi chim. Anh chơi xe hơi suốt ngày rông trên đường hay bị vợ con cằn nhằn, còn người nuôi chim thì hạnh phúc gia đình lúc nào cũng "OK", vì ở nhà cả ngày, vợ dễ quản lý. Với lại, các cụ đã nói rồi, "Nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần" mà...". Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có đư 907;c chỉ là hàng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thoả thú vui "dưỡng chí".
Lồng chim lớn nhỏ "sang hèn" phụ thuộc vào đặc tính và giọng hót của chim.
Người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về...". Người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên không có ngày tháng cụ thể để hẹn nhau, nhưng hầu như ai đã từng ham nghề nuôi chim, thì dù đi đâu người ta vẫn tìm cách hướng về quê nhà. Giới nuôi chim hoạ mi ở Cẩm Phả rất tôn sùng ông Nguyễn Văn Nhung là người lâu năm nuôi chim cảnh, họ gọi ông là cụ Nhung một cách rất trân trọng. Ông Nhung có gốc gác ở xã Hiệp Ho à (TX Quảng Yên). Ông ra TP Cẩm Phả sinh sống từ thời chống Pháp, hiện đã hơn 80 tuổi. Bây giờ, ông sống trong ngôi nhà trên đồi cao thuộc tổ 3, khu Lán Ga, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả. Ông chơi chim từ khi còn là cậu bé, mấy chục năm trôi qua mà cái "máu" nuôi chim cảnh trong ông vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Lúc còn khoẻ mạnh, ông vẫn thường về Quảng Yên giao lưu với giới chơi chim nên hầu như những người nuôi chim ở Quảng Yên đều biết đến ông. Ông Nhung kể: "Thời chiến tranh chN 89;ng Mỹ, Cẩm Phả là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tôi lưng cõng con, tay xách lồng chim cùng vợ đi sơ tán ở Núi Dê (thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả). Mỹ thả bom dữ dội, mùi khói bom khét cả mặt đất. Có người thấy tôi hàng ngày chăm sóc chim thì nói đổng: "Chết đến nơi còn nuôi chim, thân không biết có lo được không mà...". Vốn tính hay tự ái lại không thích ai nói động đến con chim của mình, ông Nhung quyết định tay xách lồng chim, lưng cõng c on cùng vợ rời điểm sơ tán Núi Dê đến đồi Khe Sim (cũng thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) rồi tự dựng lán, đào hầm tránh máy bay. Lần hồi, ông Nhung cùng vợ con sống kham khổ cho qua những ngày tháng chiến tranh ác liệt, quyết giữ cho được cái nghề nuôi chim của mình. Ông Nhung là người đầu tiên thành lập Hội chơi chim cảnh Cẩm Phả. Dẫu đã sinh sống hàng mấy chục năm ở thành phố vùng than rồi, nhưng cái máu chơi chim cảnh trong con người ông không mất đi được.
Những người đem được cái thú vui nuôi chim đi truyền bá ở vùng đất khác như ông Nhung có rất ít, nhiều người cũng đã xa quê hương nhưng không phát triển được nghề nuôi chim nơi đất khách thì tìm cách về quê. Ông Đạt (người có 350 lồng chim) có anh trai là Bùi Duy Khánh cũng rất thích chơi chim. Ông Khánh đã lên định cư ở TP Hà Nội vài chục năm, nghe nói ông làm ăn tốt lắm. Suốt ngày bận rộn nhưng khi được về hưu rảnh rỗi là ông lại về ngay Quảng Y ên rồi ham vui với nghề nuôi chim cảnh. Thỉnh thoảng ông Khánh mới quay về Hà Nội thăm vợ con, theo ông Khánh nuôi chim cảnh phải có bạn đồng nghề mới vui. Ở phường Quảng Yên có anh Nguyễn Văn Đức đã từng định cư ở bên Nga, làm ăn phát đạt. Vậy mà anh lại quyết định từ giã mảnh đất mà nhiều người hái ra tiền để trở về Quảng Yên, chỉ vì ở bên Nga, anh Đức không thoả mãn được cái thú nuôi chim cảnh, vì cái nghề này bên nước bạn không khuyến khích lắm. Anh Đức trở về Quảng Yên mở hàng bán lặt vặt, rồi dành gần hết số tiền kiếm được ở Nga vào 50 lồng chim cảnh của mình. Ngay ở gian khách, ngoài những đồ dùng đắt tiền, anh Đức còn để ngất ngưởng 2 lồng chim cao gần chạm trần nhà. Anh bảo: "Mỗi lồng có chim cũng đáng giá hơn chục triệu. Vậy là còn đắt hơn đầy thứ vật dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, hay giường tủ". Bỏ ra hàng trăm triệu để đổ vào thú chơi mà không mấy hy vọng gì vào lợi nhu 7853;n, nhưng anh Đức vẫn bảo rằng nghề chơi chim của anh vẫn chỉ xếp vào bậc "đàn em", bởi còn nhiều người ở Quảng Yên còn đẳng cấp hơn anh nhiều.
Vậy là dù đi đâu, cái nghề và thú nuôi chim cảnh vẫn níu kéo người Quảng Yên về với đất Quảng Yên. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người nuôi chim cảnh vẫn khó tìm được thú vui nào khác thay thế niềm đam mê từ lâu của mình.