Top 31 Địa Điểm Du Lịch Quy Nhơn Được Thu Hút Nhất
Hòn Khô duyên dáng hơn với Cây Cầu Gỗ và Con Đường Giữa Biển lộ ra khi thủy triều rút xuống thấp
Sự đơn sơ, bình yên, gần gũi của Đảo Hòn Khô luôn chạm vào cảm xúc của người yêu biển
Cây cầu gỗ đơn sơ khiến làng chài Nhơn Hải nhỏ xinh trở nên quyến rũ.
Đảo Hòn Khô dù khô khốc không có chút nước ngọt, không có người dân sinh sống đủ sức hút du khách du khách nườm nượp kéo đến. Làng chài nhỏ Nhơn Hải trở nên nhộn nhịp và đang phát triển du lịch cộng đồng. Người dân đã ý thức bảo về rặng san hô, tôn tạo vẻ đẹp của đại dương xanh.
Hiện nay qua khách ra đảo bằng hai cách: Một là đi tàu dân sinh với người dân xã đảo. Hai là đi cano của các tour du lịch.
Ở đảo từ 2 -3 ngày trải nghiệm cùng người địa phương rất thú vị.
cách thị trấn Phù Mĩ khoảng 20 km về hướng Đông, là một ghềnh đá vươn mình ra biển hùng dũng với hình dáng trông như một con rồng khổng lồ được thiên nhiên chạm trổ, điêu khắc, tạo nên phong cảnh thiên nhiên giao hòa hùng vĩ giữa biển trời lồng lộng.
Giữa lòng núi đá, một hang động xuyên ra biển, núi đá và sóng biển quyên bên nhau, hấp dẫn người dân địa phương và các vùng lân cận.
Mũi Vi Rồng là điểm đến đẹp tự nhiên, chưa được đầu tư khai thác đúng mức.
Khu dã ngoại Trung Lương là một trong những điểm đến được giới trẻ "săn" ngay khi mới chào sân. Nhờ không khí thanh bình, cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ của biển trời, mây nước,... mà nơi đây luôn thu hút lòng người.
Khu dã ngoại Trung Lương có sân cắm trại, ăn BBQ, có nhà hàng đẹp, cảnh sắc yên ả, thanh bình, nhiều sắc màu "xanh - đỏ - cam" trẻ trung khiến du khách ngưỡng mộ ngỡ rằng nó là
Ngoài ra, đến đây du khách không thể không lên đồi Thi Nhân, thăm hòn Vọng Phu, Mộ Hàn Mặc Tử, dốc Mộng Cầm,... Đứng trên đồi thi nhân bạn sẽ thu vào tầm mắt toàn cảnh bờ biển Quy Nhơn cong cong hình vầng trăng lưỡi liềm, duyên dáng, đáng yêu. là nơi Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc phẩm
Người dân Quy Nhơn cho rằng Đức Thánh Trần là vị thánh canh gác vùng trời bình yên cho người dân nơi đây.
Làng chài Hải Minh nhỏ nhưng nhà san sát nhau. Là điểm picnic của người địa phương.
Thiên nhiên hoang sơ, hữu tình nhưng du khách đến đâu tự phát là chính. Chưa có sự đầu tư vào đây hiện nay.
Đồi cát Phương Mai như một núi cát không lồ. Nếu thích chinh phục đồi cát ở độ dốc cao 100 m thì đồi cát Phương Mai là địa điểm gợi ý dành cho bạn. Ngoài vẻ bao la của thế giới cát, bạn còn khám phá được nét đẹp của tự nhiên, đầy quyến rũ của những vân cát được thay hình đổi dạng theo chiều gió.
Đầm Thị Nại với chiều dài hơn 10 km, rộng khoảng 4 km, đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định. Đầm là nơi sinh tồn của nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng. Trong đầm có một núi nhỏ nhô lên ngoạn mục, trên núi nhỏ có ngôi miếu do dân chài lập ra để thờ thủy thần, hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy Bói. Điều thích thú nhất khi đến đây, đó là mỗi buổi ban mai, ánh sáng trải trên những khu rừng ngập mặn khiến mặt đầm quyế ;n rũ đến mê mẩn. Rừng Ngập mặn có một khu vực chịm, cò, diệt về làm tổ, nghỉ trên những tán cây trên rừng ngập mặn. Khu vực này gọi là Cồn Chim. Hiên nay Cồn Chim được giao cho tập đoàn FLC để đầu tư phát triển du lịch.
Đầm Thị Nại duyên dáng với cây cầu Thị Nại dài gần 2,5 km bắc qua tại 2 xã đảo Nhơn Hải và Nhơn Lý. Đàm Thị Nại như một lá phổi xanh của thành phố Quy Nhơn, nối liền thành phố với khu bờ đông thành phố là bán Đảo Phương Mai xinh đẹp, nay đang phát triển tốt du lịch biển. Hàng ngày du khách đi qua lại Đầm Thị Nại, được nghe kể về những câu chuyện lịch sử bi tráng của dân tộc, nhưng câu chuyện xảy ra ở Đầm Thị Nại.
Tịnh xá Ngọc Hòa nằm ở xã Nhơn Lý, sát cạnh danh thắng Eo Gió nổi tiếng nơi ngắm Hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.
Tịnh xá Ngọc Hòa với bức tượng Phật đôi Quan Thế Âm kích cỡ đồ sộ, đẹp uy nghiêm. "Lưỡng tượng" có chiều cao đến 30 m, xoay về hai hướng Nam và Bắc. Hướng Nam là tượng Quan Thế Âm kiết tường, màu vàng; hướng Bắc là Quan Thế Âm Nam Hải, màu bạc. Nơi đây không chỉ là điểm tham quan và còn là nơi người địa phượng gửi gắm tâm linh và du khách cầu mong an lành, yên vui trong cuộc sống.
Khu du lịch sinh thái Hầm Hô nằm ở huyện Tây Sơn, Bình Định.
Khu du lịch sinh thái Hầm Hô là sự trải nghiệm lý tưởng để bạn vui chơi và tắm suối trong những ngày trời nóng bức. Nó nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 35 km, Hầm Hô là khu du lịch sinh thái đầu tiên của Bình Định được nhiều người đến tham quan và vui chơi.
Bãi Xép nằm trong khu du lịch sinh thái Bãi Xép, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km. Bãi Xép hấp dẫn du khách bởi bãi tắm đẹp và rừng dừa trĩu quả, hàng dương xanh mát. Ngoài tắm biển, bạn còn được dạo chơi trong rừng cây, câu cá,...
Bãi Xép là điểm vui chơi picnic của người địa phương
Thành Cổ Đồ Bàn là Kinh Đô của vương quốc Chăm pa, được xây dựng từ năm 1000 (Thế kỷ thứ X) bởi Vương Ngô Nhật Hoan. Thành hình vuông, mỗi bề dài một dặm, xây bằng gạch và đá ong, kiến trúc kiên cố. Thành Đồ Bàn nổi tiếng của Chăm Pa. Đế chế Chăm pa tồn tại khoảng 17 thế kỉ, nhưng thời kỳ hưng thịnh nhất tại Đồ Bàn, Bình Định ngày nay.
Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua hiệu là Thái Đức, ông lấy Đồ Bàn xây lại và đổi teen thành Thành Hoàng Đế. Trải qua hai đời Vua đất Bình Định là miền đất hai Vua với bao hoài niệm cố đô.
Nằm tại huyện Tây Sơn, trên đỉnh núi Ấn Sơn, Xung quanh là dãy Hoành Sơn bao quanh như những cánh tay lực lưỡng che chắn. Đàn Tế Trời một mặt nhìn ra hướng con sông Côn. Đây là điểm long mạch của đất Việt mà ngày xưa những thầy phong thủy Trung Quốc luôn đi tìm để triệt hạ.
Tương truyền nơi đây xưa kia Nguyễn Nhạc được trời đất ban cho Ấn Tín để từ một nông dân áo vải đã lập lên triều đại Tây Sơn. Đây là một kỳ tích có một không hai trong lịch sử. Một gia đình nông dân, dưới chế độ phong kiến cha truyền con nối đã khởi nghĩa thành công, lập ra một triều đại mới. Trong gia đình nông dân đó có hai người làm Vua một là Vương.
Chùa Thập Tháp là ngôi chùa cổ nhất Bình Định và miền trung Tây Nguyên. Chùa Thập Tháp nằm trên đồi Long Bích, trong khuôn viên của kinh đô Đồ Bàn xưa. Chùa được xây từ gạch của mười ngôi tháp đổ nên tên gọi là Thập Tháp.
Chùa có một tên gọi khác là chùa Nguyên Thiều - tên của vị thiền sư đã khai sinh ra Chùa.
Rất nhiều câu chuyên huyền thoại ly kỳ quanh ngôi chùa này. Những câu chuyện ly kỳ về Tháp Trắng, Tháp Hội Đồng, Tháp Bạch Hổ, Hòn Đá Chém.
Chùa có nhiều đời trụ trì rất giỏi được mời ra Huế là Quốc Sư
Tiểu chủng viện Lòng Sông thuộc huyện Tuy Phước, nơi mang theo trong mình bao câu chuyện ly kỳ về Thiên Chúa. Trong nhà thờ có nhà in dành để in sách bằng
Bãi biển Lộ Diêu, gành đá Lộ Diêu thuộc thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Bạn đi theo đường giao thông 639 liên xã Hoài Mỹ sẽ đến bãi Lộ Diêu. Đó là con đường vách núi dựng đứng, dài hun hút giữa núi đá và những rừng cây.
Khu du lịch Quy Hòa nằm dưới một thung lũng dọc theo con đường Quy Nhơn - Sông Cầu, cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 5 cây số. Biển Quy Hòa là một bờ biển thơ mộng nằm trước dãy hàng phi lao già. Quy Hòa còn là một bệnh viện phong quốc gia. Nổi tiếng có vườn tượng các danh nhân y học cả Việt Nam và Quốc Tế. Nhà thơ tài hoa Hàn Mặc Tử đã từng sống và điều trị trong bệnh viện này.
Khu du lịch này mang vẻ đẹp trầm buồn, nhiều nhà thờ, nhà nguyện, tượng chúa, nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử, nhà tiếp từ thiện. Ngày nay các bệnh nhân phong vẫn được hưởng kinh phí của nhà nước, những kinh phí rất nhỏ, chỉ khoảng 200k/ tháng nên các bênh nhân cũng phải dựa vào nguồn từ thiện từ mọi nơi, chia sẻ bớt những khó khăn thiếu thốn của bệnh nhân phong Quy Hòa
Chùa Thiên Hưng nằm tại thị trấn Đập Đá, cách Quy Nhơn chừng 23 km. Chùa vừa đựợc xậy dựng lại với phong cách kết hợp giữa cổ đại và hiện đại. Chùa do đại đức Thích Đồng Ngộ trụ trì.
Du khách trên đường từ sân bay về thành phố Quy Nhơn rất tiện viếng Chùa và thăm quan ngôi chùa đẹp của Bình Định. Chùa như một cung điện, sơn thủy hữu tình, cây cối, mua hoa, chin chóc và sông rạch quanh hồ rất phong thủy hữu tình.
chùa Thiên Hưng là một chùa đẹp để thưởng ngoạn và chụp ảnh
Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành rộng chừng 20 hecta, nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 10 km, gần trục đường Quy Nhơn - Sông Cầu. Trung tâm này gọi tắt là ICISE do vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân và tiến sĩ Lê Kim Ngọc sáng lập. Là nơi tập hợp và thu hút các nhà khoa học, các hội nghị quốc gia quốc tế chuyên ngành khoa học vật lý, giáo dục và nghiên cứu con người.
Tháp Đôi , một tháp Chăm cổ, nằm trong lòng thành phố Quy Nhơn. Tháp còn có tên là Hưng Thạnh. Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XII, thời kỳ đế chế Champa hưng thạnh nhất trên kinh đô Đồ Bàn Bình Định.
Tháp Đôi gồm 02 cụm tháp đứng song đôi bên nhau, một tháp lớn hơn cao 20 mét, tháp nhỏ hơn cao khoảng 18 mét, cùng đứng song đôi sát nhau trên một bình diện phẳng. Tháp là sự pha trộn của phong cách tháp Chăm Bình Định và nghệ thuật Kmer Angkor Wat. Tháp được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1980.
Tháp Dương Long nằm ở thôn Anh Chánh, xã Bình Tây, huyện Tây Sơn, Bình Định. Tháp Dương Long được xây dựng khoảng thế kỉ XII
Tháp Dương Long gồm 3 cum tháp gạch nằm sát nhau theo trục thẳng Bắc - Nam. Tháp giữa cao 39m , hai tháp hai bên cao 32m. Đây là một trong những tháp gạch đệp nhất Đông dương, thuộc kinh đô Chăm pa xưa. Tháp nằm chen trong xóm làng và cánh đồng lúa xanh mướt, gần sân bay Phù Cát.
Tháp Dương Long rất đẹp, nhưng trải qua hơn 1000 năm, tháp hư hại nhiều, và đang có kế hoạch trùng tu di tích.
Khuyến cao không nên vào bên trong tháp. Ngắm cảnh bên ngoài rất đẹp
Chùa Ông Núi hay còn gọi là chùa Linh Phong, nằm ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định. Chùa lập năm 1702. Chùa nằm ở lưng chưng núi, mặt trông ra biển và ở độ cao 400 m so với mực nước biển. Không gian đẹp thái bình như thần tiên. Đặc biệt đường đến chùa Ông Núi còn có hàng dúi già hàng trăm năm tuổi.
Đường leo lên chùa Ông Núi đi qua cả 1000 bực đá men theo núi, đầy mùi hoa cỏ dại thiên nhiên. Đây là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng của Bình Định.
Chùa được Chúa Phúc Chu ban tượng ten Linh Phong Tự và ông Tổ tuồng Đào Tấn khi còn làm quan thương Thự Bộ Công cũng đã phát tâm tu bổ chùa Linh phong này
Nhà thờ Chánh Tòa hay cái tên quen thuộc Nhà Thờ Nhọn năm tại số 122 Trần Hưng Đạo Quy Nhơn, nhìn thẳng ra mặt biển qua trục đường Lê Thánh Tôn, thuộc giáo phận Quy Nhơn. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1892.
Là nhà thờ lớn nhất tại Quy Nhơn hiện nay
Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng Quy Nhơn chưa được nhiều người biết đến vì nhà thờ nằm tương đối khuất. Cổng chính vào nhà thờ nằm trong lối vào của khu du lịch Gềnh Ráng Tiên Sa, đối diện khu mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Nhà thờ nằm sâu xuống khuất bên dưới, lẫn với triền cây cối, nhưng nếu phát hiện ra cổng vào đơn sơ bằng gỗ, bước qua cổng là một lối đi xuống lát đá thiên nhiên thô mộc. Cảm giác bình yên xâm chiếm, khiến chúng ta không thể dừng l̐ 1;i.
Chùa hước Sa Nhơn Lý nằm ở tại Xã Nhơn Lý, trên đỉnh núi nhìn ra biển.
Chùa rất linh thiêng, nghe kể rằng có một tín nữ đã nằm mơ thấy cảnh ngôi chùa giữ làng chài cảnh mấy nước biển cả như vậy. Bà phát tâm xây chùa như trong giấc mơ và đã đi tìm khung cảnh như trong mơ cho đến khi bà đến làng chài Nhơn Lý và phát tâm xây chùa Phước Sa.
Bãi tắm còn có nhà hàng phục vụ hải sản tươi ngon được dân xóm chài đánh bắt đem lên bán.
Biển Bãi Bàu là một trong những bãi tắm đẹp, nước xanh ngắt của Quy nhơn, nằm cách Quy nhơn chừng 10 km đi về phía Nam trên đường Quy Nhơn - Sống Cầu.Nơi đây ngoài tắm biển, lái xe mô tô nước, có thể tổ chức Teambuilding, lửa trại,...