Phụ Nữ Có Thai Tháng Thứ Mấy Nên Ăn Tổ Yến?
Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ. Nước bọt tiếp xúc không khí sẽ khô ngay sau khoảng 2-3 giờ. Dần dần (qua nhiều ngày) một cái lưỡi tổ được hình thành và chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này hàng đêm để tiếp tục xây tổ cho đến khi tổ hoàn chỉnh để có thể chứa quả trứng của chúng.
Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp (luôn được cố định trong nhiều năm) và cùng nhau xây dựng tổ. Đối với chim mới trưởng thành, chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung; việc tìm kiếm bạn tình có thể nhanh hay chậm. Đối với những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là nhiệm vụ của cả hai.
Quan sát qua camera hồng ngoại lắp đặt tại nhà yến của mình thì em thấy chim yến nhà làm tổ như sau: Khoảng 18h00 chim yến nhà đi kiếm ăn về, chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút rồi bắt đầu làm tổ. Khoảng thời gian các cặp chim yến làm tổ nhiều nhất là vào lúc 20h00 cho đến 3h00 sáng ngày hôm sau. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ khác nhau qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu khi hình thành tổ trung bình khoảng 12 lần/ngày, khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng l 34;n, khoảng 15 lần/ngày, thời gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 25 giây và cao nhất khoảng 7 phút. Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho vững chắc. Thời gian trung bình chim yến nhà hoàn thành tổ khoảng 50 ngày. Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 40 ÷ 50 mm. Qua quan sát cho thấy một số tổ có bán kính tối thiểu R min = 35 mm, chim đã đẻ tr ứng. Bán kính tổ tối đa R max = 65 mm. Những tổ yến không khai thác, sau khi chim con rời tổ thì chim bố mẹ sẽ sử dụng lại cho lần đẻ sau. Những lần đẻ sau chim chỉ gia cố thêm, nhiều lần gia cố như vậy tổ yến sẽ dày thêm.
Các nghiên cức của các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy Tổ yến là một loại thực phẩm có giá trị rất cao, thành phần trong tổ yến nhưu sau:
Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất đã kể trên tổ yến sẽ giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu do mẹ bầu bị ốm nghén, mệt mỏi không thể ăn uống đầy đủ.
Mình cũng từng mang thai 2 lần và đã sinh con 2 lần nên mình hiểu...
Những tháng đầu của thai kỳ mình còn nhớ mãi. Ốm nghén...gần như đa số các mẹ đều mắc phải các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, chán ăn, thậm chí như mình bị ngất xỉu vì sức khoẻ quá yếu ... do sự thay đổi của một số hóc-môn trong cơ thể. Do đó, nếu sử dụng tổ yến trong những tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những triệu chứng đó một cách dễ dàng, bởi trong tổ yến có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ k hỏe mạnh, ngủ ngon, kích thích sự thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch cho các mẹ bầu.
3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh, hệ miễn dịch ở bào thai. Do đó nếu mẹ không khỏe mạnh, hệ miễn dịch suy yếu dễ dẫn đến mắc các bệnh lây nhiểm khác ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi. Thế nên, muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ phải đảm bảo cho mình có sức khỏe mình thật tốt.
Hoạt chất Aspartic acid có trong tổ yến giúp xúc tác tạo globutin kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn yến trong suốt thai kỳ sẽ có tỉ lệ biến chứng, bệnh vặt (cảm, ho, viêm mũi,...) thấp hơn nhờ vào hoạt động tích cực của kháng thể.
Không tăng cân trong thai kỳ là nỗi lo của hầu hết các chị em, vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng cân của thai nhi. Chất xúc tác hreonine sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé khi bà bầu ăn yến chưng cùng đường phèn, nước dừa từ tháng thứ 6 của thai kỳ.
Tổ yến có tác dụng duy trì vẻ đẹp rất hiệu quả nhờ vào hàm lượng collagen. Mẹ bầu ăn yến sào sẽ đề phòng trước các triệu chứng thâm nám, rạn da, nứt da ở mông, đùi, bụng và chống lão hóa da cực kỳ hiệu quả.
Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra tác dụng của tổ yến đối với hệ thần kinh. Trong đó, chất glutamic có trong yến giúp bà bầu giảm stress, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược... giúp tinh thần mẹ được thư thái và thoải mái hơn.
Bà bầu bị thiếu sắt và canxi thường phải đôi mặt với nhiều triệu chứng đi kèm như nhiệt miệng, nóng, táo bón... ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cộc sống. Nước, trái cây và rau xanh, tổ yến đều là những giải pháp hiệu quả giúp thanh nhiệt, đặc biệt là khi mẹ bầu ăn yến chưng nước dừa.
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, em bé đã cần nguồn valine và glycine nhất định để phát triển hoạt động của não bộ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Song song với axit folic, valine và glycine có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của trẻ sau này.
Theo nghiên cứu, tổ yến có chứa đến 50 % lượng protein, 18 loại axit amin nhưng lại hoàn toàn không có chất béo. Trong đó, nguồn năng lượng mà tổ yến cung cấp trong 100 gam tương đương với 2 chén cơm mỗi ngày.
Một lợi ích khác khi bà bầu ăn yến chưng là chứng đau nhức cơ tay, chân có thể sẽ giảm bớt. Khoáng chất có trong yến sẽ giúp tăng cường hoạt động mạch máu, hạn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức lưng, tay chân ở mẹ bầu trong những tháng cuối.
- Không nên sử dụng tổ yến quá 3gram/ ngày, nên ăn 3 lần trong 1 tuần.
Nên ăn yến lúc còn nóng để cơ thể dễ hấp thu hơn. Ăn xong nên nằm nghỉ trên giường không nên vận động.
- Khi chưng yến nên cho vào vài lát gừng tươi để làm quân bình tính mát của tổ yến.
- Tốt nhất nên dùng tổ yến chưng với đường phèn. Yến chưng đường phèn là món ăn vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của mẹ và bé vừa là một món ăn thanh nhiệt, hương vị dễ chịu, không có dầu mỡ nên rất phù hớp với các bà mẹ có thai mà bị nghén nhiều, chán ăn.
Tổ yến chưng đường phèn cho bà bầu cần phải được chế biến 1 cách khéo léo, phù hợp với khẩu vị hay thay đổi của các mẹ bầu . Phát huy cao nhất tác dụng của yến sào. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thuỷ, sẽ giữ được các chất dinh dưỡng của tổ yến.